GS. Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 019 ]
Thái Bình
―  Cổng đền Kiếp Bạc.
Đền dựng ở làng Dược Sơn trên nền phủ cũ của đại vương sau khi dẹp giặc Nguyên Mông về ẩn cư. Cổng đền được xây lại theo kiểu mới nhân dịp trùng tu đền khoảng năm 1920-25. Là 1 bức tường cao trổ 3 cửa cuốn tròn, trên không có mái mà đắp 3 ô dài trang trí với lưỡng long triều nguyệt. Trên cửa chính, mặt sau đắp 5 chữ: "Vạn cổ thử giang sơn " trích trong 1 bài thơ của đức Trần Hưng Đạo,  mặt trước cũng đắp 5 đại tự chữ hán: "Trần Hưng Đạo vương từ" và trên trụ tường 2  bên câu đối bất hủ của cụ Vũ Phạm hàn:

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục đầu vô thuỷ bất thu thanh
Hai bên cổng có xây nhô ra hai cột trụ tròn kiểu lạ.
―  Le portique actuel du temple a été construit au cours de la restauration du temple en 1920-1925. C'est un grand et haut mur percé de trois ouvertures en arc plein cintre, décoré en haut par trois panneaux de haut relief et d'une paire de dragons regardant un cercle enflammé. Au-dessus de l'entrée principale, cinq gros caractères chinois désignent: "Temple du prince Trần Hưng Đạo" Une sentence parallèle sur les deux côtés fait l'éloge du célèbre site de Kiếp Bạc.


―  Hội đền Kiếp Bạc - Làng Dược Sơn - Phả Lại - T.Hải Dương.

Đền Kiếp Bạc thờ đức Trần Hưng Đạo là vị anh hùng đã từng 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông.

Hàng năm cứ đến tháng tám (âm lịch) là thiên hạ đi  chẩy hội đền Kiếp Bạc thật đông đảo.

Tháng tám hội cha (Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc, Hải Dương) , tháng ba hội mẹ (chúa Liễu Hạnh ở Phủ Giầy, Nam Định). Đây là 2 trung tâm hành hương lớn nhất đối với thờ chư vị, cầu xin sự linh ứng, trừ tà chữa bệnh.
―  La fête annuelle de Kiếp Bạc.

Le temple de Kiếp Bạc est dédié à Trần Quốc Tuấn, héros national qui a enrayé trois fois l'invasion des Mongols au 13e siècle.

Chaque année, au huitième mois lunaire, on vient très nombreux de toutes régions pour faire le pèlerinage au temple comme au temple de Liễu Hạnh à Nam Định au troisième mois lunaire.

― Chùa Kính Chủ - Làng Dương Nham - H.Kinh Môn -T.Hải Dương
Chùa dựa lưng vào núi đá, lại gần sòng Kinh Thầy, phong cảnh u nhã. Cổng chùa xây năm 1921, phỏng theo kiểu đền Ngọc Sơn ở Hà Nội. Trên gác chuông vẽ tượng Võ đế và 1 vị hoà thượng. Bên trong và bên ngoài cổng có 2 câu đối nôm do sư cụ ở đây làm.

1- Gió gác lan chuông kềnh chưa tỉnh mộng trần người tuý luý.
Thang mây thênh cửa động mở đường giác ngộ khách nam mô.

2- Tiếng nhặng còn khuya, hoa cỏ chửa hay then ngõ đóng.
Đuốc rồng khi tỏ, non sông mới biết cửa vuông tròn

Sau cổng là chùa ngoài ở dưới chân núi, nơi có trà thất và các sư trụ trì. Đi hết 1 sân dài lát đá có bóng cây che rủ thì leo 1 cầu thang 64 bậc đá lên 1 sân nhỏ có bầy ngựa đá, bàn đá rồi qua một toà đại bái 3 gian, vào 1 sân nhỏ nữa mới đến động kính chủ.

― La pagode de Kính Chủ, s'adosse à un rocher. Le portique a été construit en 1921 et s'inspire du modèle du portique de Ngọc Sơn à Hà nội. Derrière le portique se trouve la première pagode, résidence des bonzes. Si on continue à parcourir la longue cour ombragée, on arrive à un escalier de soixante quatre marches en pierre, à une petite cour dotée de tables et de chevaux également en pierre, à une salle de prière à trois travées puis à une autre cour avant d'atteindre la grotte de Kính Chủ.


―  Tháp chùa Quỳnh Lâm - H. Dông Triều - T. Hải Dương

Cây tháp bằng đá này giống hệt 1 cây tháp Tôn Đức ở chùa Bút tháp (Bắc Ninh) cũng 5 tầng đặt trên 1 toà sen, 1 cửa tò vò độc nhất ở từng thứ 1 và 1 chóp nhọn trên đỉnh; tầng nào mặt tháp cũng thấy rõ mạch đá ghép tuy vẫn phẳng.

Tháp chùa Búp tháp lập dưới triều Lê Vĩnh thọ, tam niên (1658), vậy tháp này chắc cũng là vật kiến trúc đương thời và có thể do cùng 1 hiệp thợ đá.

Vẽ theo hình chụp in trong Nam Phong...

―  Ce tour stupa se ressemble identiquement au tour  stupa Tôn đức de la pagode But Tháp à Bắc Ninh édifié en 1658. Donc ces deux tours stupa sont contemporains et probablement réalisés par le même groupe d'artisans.
―  Văn miếu Quảng Yên

Cổng văn miếu kiểu cách và quy mô khá độc đáo, xây tựa như 1 tam quan với 3 lầu 2,3 mái đắp nổi trên toà mái dưới với 3 vòm cửa đi. Tường tay ngai thước thợ với trụ lồng đèn nhô ra ở 2 bên ôm bọc không gian trước mặt cổng văn miếu.
―  Le temple de la littérature de Quảng Yên. Le portique du temple a été construit d'après un plan d'un style assez particulier. Le portique présente trois ouvertures au rez-de-chaussée et au premier étage,  une au second et il est couvert de plusieurs toits.

Le portique est muni de murs d'aile qui se replient perpendiculairement pour s'avancer avec des pylônes sur les deux côtés.

―  Trên đường lên Yên Tử - 2 cảnh chùa ở dọc đường:

a) Chùa Bi thượng là 1 kiến trúc nhỏ như 1 ngôi miếu dựng trên bến đò

b) Long động tự (chùa Lân) là 1 ngôi chùa cổ lớn; còn nhiều cây tháp sư (mộ tháp ) cổ dựng dưới bóng cổ thụ xum xuê xanh tốt như rừng.
―  Sur la route de Yên Tử  - 2 paysages sur la route:

a) La Pagode de Bí Thượng est une petite construction faite au bord d'un embarcadère.

b) La Pagode Long Động est ancienne et plus grande. Il y reste de nombreux stupas sous l'ombrage de vieux et grands arbres d'un bosquet.

―  Trên núi Yên tử - T.Quảng Yên

          Tháp Phổ Quang tàng trữ xá lợi Trúc lâm đệ nhất tổ (vua Trần Nhân Tôn). Tháp xây lại thời Hậu Lê thế kỷ 17 trên nền ngôi tháp bát giác đời Trần bị đổ. Trong lòng tầng nhất có tượng thờ nhà vua.

―  Dans la tour Phổ Quang sont conservées les reliques du roi Trần Nhân Tôn. Cette tour est une reconstruction du 17e siècle sur les fondations de l'ancienne tour octogonale édifiée au 14e siècle. L'intérieur du premier étage expose l'autel du roi dont la statue en pierre y est disposée.


―  Một nhóm khách hành hương đứng trước cổng vào khuôn viên tháp Huệ quang (Phổ Quang). Xa xa phía sau là chùa Hoa Yên (chùa Cả)

―  Un groupe de pèlerins se tient debout devant la porte d'entrée de la tour de Phổ Quang. Au loin, en arrière, se profile la pagode Hoa Yên (la pagode principale de la montagne Yên Tử).

―  Thái Bình : 1 kiểu cổng tam quan

Dưới 3 cửa xây gạch, trên gác chuông gỗ lợp ngói 2 tầng mái cong: mái dưới 3 gian, trên 1. Trông toàn thể uy nghi mà duyên dáng.
―  Un portique à trois baies à Thái Bình

C'est un pavillon en maçonnerie de briques au rez-de-chaussée, en bois aux étages. Les étages de trois travées au premier, une travée au deuxième, se couvrent de toits de tuiles en écailles, qui se retroussent fortement aux angles.

―  Đình Đống năm - T.Thái Bình

Đống năm là 1 trong những chợ nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Chợ họp ở sân đình làng.

Đình Đống năm tương đối xây nhiều gạch hơn các đình cổ nhất là ở những mặt bên. Ở đây mở cửa hiên giữa 2 trụ đắp ở hai đầu, cửa sổ chấn song gỗ con tiện ở giữa. Trên đầu hồi có làm thêm mái hắt che khung; cửa thông gió cũng là đặc điểm của đình này.


―  Le marché de Đông Nam est un des grands marchés de la province de Thái Bình. Il se tient devant le đình. Il possède relativement plus de maçonnerie que les autres anciens đinh, surtout aux façades latérales. Il y a ici au đinh de Đông Năm, deux portes latérales accostées de deux piliers et une fenêtre aux balustres de bois. Dans le triangle du bout de toiture, un auvent de tuile protège le rectangle d'aération muni de claire-voie en bois.
―  Chùa Keo - Xã Dũng Nghĩa - T.Thái Bình

Là 1 ngôi chùa cổ nổi tiếng là rộng lớn và đẹp.

Mặt chùa như hình vẽ này gồm mặt tiền đường 5 gian 2 chái được kéo dài ra 2 bên , mỗi bên bằng 2 gian hành lang cũng vươn mái cong lên ở góc như mái tiền đường thành 1 hình ảnh tam cấp hài hoà uy nghi

Phía dưới tranh là 1 cây đà gỗ được trang trí bằng những nét điêu khắc đặc sắc của chùa Keo và 1 mặt nạ được xử dụng để trình diễn trong những ngày hội chùa.

―  Pagode Keo - P.Thái Bình

De la façade principale, la pagode se présente comme un grand bâtiment de cinq travées et de deux appentis plus deux travées de galerie à chaque côté. Des colonnes de bois soutiennent les toits de tuiles qui se relèvent harmonieusement aux angles avec la silhouette des arêtes faîtières.

En bas du dessin: une poutre décorée de sculptures  d'un style personnel et un masque de bois utilisé pour le travesti à  l'occasion des fêtes.

―  Chùa Keo - Dũng nghĩa - T.Thái Bình

Cảnh nhìn bên hông toà Phật điện.

Kiến trúc cổ truyền thời Lê Trịnh T.K 17, khung sườn và vách gỗ, mái đao góc, 1 đường bờ hoa chanh và nền cao. Điểm đặc biệt hơi có tính chất địa phương là dốc mái tương đối cao và đắp đấu chỏm trên đỉnh nóc đầu hồi.

Hoa lá đua chen với mái chùa.
Cau non ngan ngát thoảng hương đưa;
Tầu đao vươn góc rồng đầu nóc.
Nắng dãi quanh thềm tiếng mõ trưa.

― Pagode Keo
Vue de la jonction de la salle antérieure au sanctuaire bouddhique.

L'architecture traditionnelle s'y manifeste par la charpente, la cloison en bois et les toits de tuiles qui se redressent aux angles, arêtiers ajourés avec décors harmonieux.


―  Chùa Keo - Thái bình : Chi tiết trang trí trên mái Trên đầu hồi nóc mái có đắp đấu chỏm rồi mới tới đầu kìm.( đầu rồng ở đầu nóc mái )  Ở chỗ đường bờ dốc nghuỷnh đắp 1 con lân đúng theo thể lệ trang trí cổ truyền bấy giờ.1 hình chạm ở vách sau hành lang trái. Chùa gồm 2 phần: Tiên Phật, hậu Thánh và xây thành 2 quy mô kiến trúc bình đồ chữ công. Nếu đứng trước nhà hậu nhìn ra, khách thăm chùa sẽ thấy 1 bên là hành lang chạy dài ra phía trước, một bên là những đầu hồi tam giác với những mái cong lớp lớp hiện ra trên những cột gỗ tròn, vách đố lụa và những tường gạch hoa, cây vườn xanh tốt.

―  Détails de décorations sur la toiture.
 l'extrémité de la faîtière s'élève un parallélépipède décoratif auquel s'adosse une tête de dragon. Au tournant de l'arêtier, à mi-pente du toit se trouve la sculpture d'une chimère vivant.

―  La pagode Keo à Thái bình

La pagode a deux consécrations, à Bouddha et au saint bonze d'où deux groupes de temples. Le 1er temple est consacré à Bouddha, le second au saint bonze: Minh Không. Ils ont tous deux un plan en H couché. Du fond de la pagode on peut voir la longue galerie à droite, des pignons de toitures avec leurs angles qui se relèvent à gauche, au-dessus des balustrades, et des petits jardins renfermant des plantes d'agréments.

―  Tháp chùa Phổ Minh ở Tức Mặc - T. Nam định
Tháp xá lợi Điều Ngự Giác Hoàng tức vua Trần Nhân Tôn, xây năm 1305, 14 tầng cao 17m. Nhưng tháp đã bị rỡ ra và xây lại hồi cuối thế kỷ 18, ngoại trừ tầng nhất là tầng xây hoàn toàn bằng đá. Những tầng trên xây lại giống y như cũ và cũng bằng những viên gạch cũ có in hình trang trí hoa thi. Nhưng cuộc trùng tu khoảng năm 1920 đã tô hồ và xoá nhẵn những hình hoa thị nơi này.

―  La tour de la pagode Phổ Minh à Nam Định a été élevée en 1307 afin de conserver les reliques du roi Trần Nhân Tông. Elle a été reconstruite à la fin du 18e siècle, mis à part le rez-de-chaussée car il est construit en pierre. La reconstruction est identique à l'ancien modèle avec récupération des anciennes briques dont une face est décorée de trèfle. Mais la restauration de 1920 a effacé ces décorations en recouvrant les façades de la tour par une couche de mortier.


―  Chùa Phổ Minh ở Tức mạc - T.Nam Định

Chân tháp chùa còn lại những cột đá là những di vật được tạo ra đồng thời với tháp. Đó là những cột đá 8 mặt khắc những câu thần chú nên gọi là những cột kinh. Những cột kinh này trông cũng tương tự như những cột kinh bằng đá tìm thấy ở Hoa Lư nhưng ở đây được dục chạm tinh tế mỹ thuật hơn.

V.T.A.C. năm 1940

―  Pagode Phổ Minh à Nam định

Le tour, construite en 1305 afin de conserver les reliques de Trần Nhân Tông, est haute de 17m et possède quatorze étages. Il reste, à son pied, des piliers de pierre qui sont de la même époque que la tour. Ce sont des piliers de Soutra à huit faces, où sont inscrits des caractères chinois, pareils à ceux trouvés de Hoa Lư.

Hết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét