Dân tộc Mường
Tên gọi khác
Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao
tá
Nhóm ngôn ngữ
Việt - Mường
Dân số
914.600 người.
Cư trú
Cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc,
nhưng tập trung đông nhất ở Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Đặc điểm kinh tế
Đồng bào Mường sống định canh
định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện
cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời.
Lúa nước là cây lương thực
chủ yếu. Trước đây, đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương
thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai
thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ,
tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan
lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ nghệ khá tinh xảo.
Tổ chức cộng đồng
Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội
đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách,
Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới
lang cun có các lang xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
Hôn nhân gia đình
Tục cưới xin của người Mường gần
giống như người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu) khi trong nhà có
người sinh nở, đồng bào rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ em lớn
khoảng một tuổi mới đặt tên.
Tục lệ ma chay
Khi có người chết, tang lễ được
tổ chức theo nghi thức nghiêm ngặt.
Văn hóa
Đồng bào Mường có nhiều ngày hội
quanh năm: Hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng7,
8 âm lịch) lễ cơm mới...
Kho tàng văn nghệ dân gian của
người Mường khà phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca,
ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng giao, hát đập hoa, hát đố,
hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn
nhị, sáo trống, khèn lù. Người Mường ở Vĩnh Phú còn dùng ống nứa gõ vào những
tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là "đâm
đuống".
Nhà cửa
Nhà người Mường có những đặc điểm
riêng :nhà thường ba gian hai chái. Bộ khung với vì kèo kết cấu đơn giản. Đặc
trưng ở cái kèo có pà wặc (cái cựa) đè lên cây đòn tay cái để đỡ kèo khỏi bị
tụt. Nhà có chái nhưng không có vì kèo chái như nhà người Việt. Chỗ dựa của bộ
xương mái là nhờ vào hai cây pắp cal và một cây léo hè, đầu gác lên thanh giằng
hai kèo gần chỏm kèo.
Mặt bằng sinh hoạt có điểm giống
nhà người Việt: nhà cũng có qui định có tính ước lệ: Nếu chia nhà theo chiều
ngang: phần nhà dành cho sinh hoạt của nữ gọi là "bên trong". Phần
dành cho sinh hoạt của nam giới gọi là "bên ngoài". Và, nếu chia nhà
theo chiều dọc, nửa nhà phía sau (nơi đặt bàn thờ tổ tiên) gọi là "bên
trên". Còn nửa kia gọi là "bên dưới". Một đặc trưng nữa là hình
thức cấu tạo của bếp: bếp được đặt trong một cái khung gỗ hình chữ nhật. Bống
góc của cái khung này dựng bốn cột làm giá đỡ các dàn (dựa) bếp. một trong hai
cột giáp vách bao giờ cũng buộc một cái chum nhỏ để đựng mẻ (người Mường rất ưa
các món ăn có vị chua). Ghế đặt xung quanh nhà bếp là ghế dài thấp chân. Trong
khuôn viên thường có một miếu thổ thần, quy mô nhỏ như một cái lều.
Trang phục
Có đặc trưng riêng về tạo hình và
phong cách thẩm mỹ trên trang phục.
Thiên tình sử bi tráng Kham Panh
kể rằng xứ Mường Khoòng của người Thái xa xưa do Tù trưởng Kham Panh đứng đầu
là một vùng đất giàu có và màu mỡ. Con gái ở đây đẹp như trăng rằm còn con trai
mạnh như hổ. Làng bản sống như trong hội, như trong xứ sở thần tiên.
Thế rồi một ngày kia có chàng thợ
bạc, con tộc trưởng Khun Ha ở phía Bắc lần mò đến đất Mường. Chàng trẻ tuổi,
đẹp trai, ăn khôn nói khéo. Tuy nhiên, thế cũng chưa có gì là đặc biệt với
người Mường Khoòng. Duy một thứ chàng có mà đất Mường chưa bao giờ có, đó là
nghề thợ bạc. Chàng ta là một thợ bạc giỏi giang. Chàng đem những vòng cổ, vòng
tay, khuyên tai ra để thu hồn những cô gái đẹp Mường Khoòng. Trong số đó có cô
con gái yêu của Tù trưởng Kham Panh – nàng Mứn. Thế là những nghi kỵ về người
xứ lạ dần tan biến đi như sương mù gặp nắng, như cơn mưa gặp gió. Chàng trai
ngày ngày đánh vòng, gò khuyên tai cho con gái Mường, không bao giờ hết việc.
Con gái tù trưởng Kham Panh đã đem lòng yêu chàng thợ bạc.
Nhưng có ai ngờ đấu đó là cái
bẫy. Chàng trai đã dùng nghề thợ bạc để có cớ lưu lại do thám đất Mường. Ngày
cưới của con gái tù trưởng với chàng thợ bạc cũng chính là ngày khởi đầu bộ tộc
Khun Ha ém đường đưa quân đến thôn tính Mường Khoòng. Thiên tình sử đẹp đã trở
thành khúc ca bi tráng bởi sự thất thủ của Mường Khoòng. Chiếc vòng bạc trong
trường ca Kham Panh như muốn nhắn lại cho đời sau một triết luận: Trong mọi vẻ
đẹp đều ẩn chứa một mối hiểm họa khôn lường.
Trở lại chuyện chiếc vòng trong
đồ nữ trang các dân tộc thiểu số. Phụ nữ miền núi phía Bắc có nhiều loại vòng:
Vòng cổ, vòng tay, vòng chân, vòng vía hay vòng đeo tai. Vòng thường được làm
bằng kim loại. Quý nhất, đắt nhất là vòng bạc, ngoài ra còn có vòng sắt, vòng
đồng (hai loại này thường là vòng vía để giữ hồn, kỵ gió máy, đuổi tà ma) lại
có vòng được làm bằng cườm, xâu hạt thành dây để đeo cổ hoặc tay (ở dân tộc Dao,
Phù Lá, Tày).
Cách đeo vòng ở phụ nữ dân tộc
cũng rất khác nhau. Phụ nữ Tày thường chỉ đeo chiếc vòng bạc vừa đủ để tạo nên
độ sáng lấp lánh trên nền áo chàm. Dân tộc Dao thì khác: ngoài các đồ trang sức
trên ngực áo, nẹp áo, thắt lưng, họ còn đeo nhiều vòng cổ có khi từ năm đến bảy
chiếc tương phản mạnh với trang phục rực rỡ. Với người Dao, đeo vòng nhiều khi
còn là sự khoe giàu khoe có. Số lượng vòng trên cổ còn như để xác định vị thế
của người con gái danh giá. ở Tây Nguyên còn có vòng aty cầu hôn. Chưa rõ thủ
tục cầu hôn trao vòng như thế nào, nhưng với con gái Dao khi ra chợ được chàng
trai nào đó sấn đến cướp vòng tay thì cũng được coi như sự ngỏ lời. Người con
gái không quyết liệt đòi lại là biểu hiện nhận lời. Và chàng trai giữ lại chiếc
vòng như vật làm tin. Duyên vợ chồng sẽ dần được khẳng định. Người Thái có cả
một trường ca bi thương về chiếc vòng nhưng phụ nữ cũng chỉ giản dị đeo trên cổ
một cái vòng bạc hoặc đồng, hoặc thêm một cái vòng tay.
Được biết, người Mông ( cụ thể là
Mông trắng ) đeo nhiều đồ trang sức nhất. Thứ đồ được ưa thíhc nhất của họ là
vòng cổ với nhiều kích thước to nhỏ, nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ với nhiều
chất liệu khác nhau dùng thành từng bộ trong ngày cưới, ngày lễ hội. Ngày
thường họ chỉ đeo vòng vía bằng bạc hoặc đồng hoặc dây mây. Riêng vòng vía đeo
vào thì không cởi bỏ, bởi vòng vía cốt để trừ tà ma, đau ốm. Trẻ em đeo vòng
bạc để kỵ gió máy, giữ sức khỏe.
Ngoài các dân tộc kể trên, phụ nữ
các dân tộc khác cũng đều sử dụng vòng bạc và các kim loại khác để làm đồ trang
sức, mức độ khiêm nhường hơn nhưng nó luôn là đồ nữ trang ưa thích của người
phụ nữ.
Xung quanh chiếc vòng trang sức
là cả một câu chuyện dài gắn liền với vẻ đẹp vĩnh hằng của người phụ nữ. Cũng
bởi thế nó góp phần để lại trong ký ức nhân gian nhiều chuyện vui buồn còn tiếp
nối.
- Trang phục nam
Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn,
cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh
ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng
dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là "khăn quần". Xưa có tục để tóc
dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than,
ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.
- Trang phục nữ
Áo mặc thường ngày có tên là áo
pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo
cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu
khác không phải loại vải cổ truyền). Bên trong là loại áo báng, cùng với
đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong
cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Toàn
bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa
trung tâm cơ thể. Đây là một phong cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc
khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giềng (Trừ nhóm Thái Mai Châu, Hòa
Bình do ảnh hưởng văn hóa Mường mà mặc thường ngày tương tự như họ) Nhóm Mường
Thanh Hóa có loại áo ngắn chui đầu, gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp váy và
cao lên đến ngực. Phần trang trí hoa văn trên cạp váy gồm các bộ phận: rang
trên, rang dưới, và cao. Trong dịp lễ, Tết họ mang chiếc áo dài xẻ
ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang
trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ
ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong. Về cơ bản giống yếm của phụ nữ Kinh
nhưng ngắn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét