Biên giới các dân tộc


Biên Giới
" Ka lăng Thu Lũm Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si". Xin lỗi cả nhà nhé! Anh battramdao chém kinh quá, tuy là có cái công đi nhưng toàn thấy khoe xe cộ với quan hệ, với cả đồ nghề... chưa thấy có cái Pic nào của đồng bào cả. Lại còn cái vụ Mường Tè bắn cả pháo bông đón các anh ấy nữa. Đi du lịch để thỏa mãn sở thích "Phượt" thì cứ đi, giúp dân cái gì đâu mà lôi cái "tít" khủng thế! Khiêm tốn và thực tế một chút đi anh battramdao, anh chưa phải người đầu tiên của cái Diễn đàn này lên đó đâu.


Bác Kiến đừng bỏ đi nhé. Vì chúng ta nên tiếp tục tranh luận trên tinh thần xây dựng. Rất liên quan đến nội dung topic này, nên không sợ làm loãng topic của bác ý. Bác hoàn toàn có quyền comment. Mọi comment của bác cũng như trả lời của chủ topic sẽ được mọi người cùng đọc. Chủ topic trả lời chuối vẫn bị bạn đọc phản đối như thường (đã có nhiều chủ topic bị bạn đọc phang tới tấp).

Chốt lại, bác chỉ kêu cái tít: "Ka Lăng, Thu Lũm, Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si" là dễ gây nhầm lẫn. Tôi thấy nó đen hoàn toàn Chuyến đi qua "Ka Lăng, Thu Lũm, Coòng Khà" và cuối cùng là chuyến đi bộ "cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si". Bác ý chỉ đề là "đến với" rất rõ ràng, không hề có chữ nào là giúp hay ăn ở với người Là Si. Vậy thì gây hiểu lầm thế nào đây?

Hình như bác có 1 cái nhìn khắt khe với dân phượt. Vì họ chỉ biết ghé chơi mà không chịu giúp dân địa phương? Tôi đoán thế có đúng không?

Thật sự khi đi phượt thì chơi là chính, cho thỏa cái trí tò mò. Việc chia sẻ những hình ảnh sau chuyến đi là chia sẻ thông tin không chỉ cho bạn phượt mà còn cho cả xã hội. Những hình ảnh chân thực không biết đánh lừa, xem cũng trực quan sinh động. Biết bao nhiêu người đọc topic này để biết, để hiểu, để thông cảm (chứ không cần phải thương hại) cho người dân vùng này. Và đâu đó sẽ có những người đủ khả năng, điều kiện như bác sẽ lên Thu Lũm giúp dân 3 lần/6 tháng. Những hình ảnh có thể chưa lột tả hết được thông tin nơi đây, nhưng bác xem ở đâu có nhiều hình ảnh chân thực như thế. Nếu bác thực sự nghĩ cho dân Thu Lũm sao bác không chia sẻ lên đây (hoặc đâu đó) thay vì việc làm kia.

Việc giúp dân như thế nào là tốt là hiệu quả thì xin giao lưu với bác ở chỗ khác, có thể là Thu Lũm chẳng hạn.
Có gì sai xót mong được bác chỉ rõ.

 Xem Thêm :
Đối với dân phượt, các hành trình “bụi” chủ yếu được thực hiện bằng xe máy, nên 1 quy định về việc tổ chức nhóm và đi lại bằng loại phương tiện này thiết nghĩ là rất cần thiết để đảm bảo cho thành công của chuyến đi – an toàn và đúng giờ.

Mình lập topic về nội quy đi đường này, và đưa lên tất cả những gì đã đúc kết, tổng hợp được từ kinh nghiệm của bản thân qua các chuyến đi, cũng như tham khảo của rất nhiều các bài viết của các đàn anh đi trước để mọi người cùng đọc và thảo luận, đóng góp những ý kiến cũng như kinh nghiệm bổ ích để hoàn thiện bản nội quy này cho các anh em phượt cùng tham khảo và sử dụng

Xin mạn phép và cảm ơn các tác giả nếu thấy có phần nào đó quen quen

Quy định đi đường

1 Chốt và dẫn đoàn làm gì?

Phải phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn: về nguyên tắc, dẫn đoàn dẫn đường đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng, thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác. Còn chốt đoàn nhằm đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách đồng đều. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt lại theo và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn. Chính vì vậy, Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau.

- Xe dẫn đoàn thì đến chỗ rẽ thì dừng lại chờ anh em cùng rẽ. Trong trường hợp dừng trời tối, anh chị em dừng lại thì bật xi nhan phải để các xe khác còn nhìn thấy mà chọn lựa việc join đoàn (nếu là thành viên) hay né ra chỗ khác mà không cán phải chúng ta. Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc cho anh chị em dừng, nghỉ; căn tầm xăng; chọn chỗ rộng, thoáng, cảnh đẹp. Ngoài ra phải chú ý đường, biển báo. Biển báo hạn chế tốc độ

- Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe, cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu

2 Xế ôm lưu ý gì?

- Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến chiếc xe yêu quý của mình

- Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 50m là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60km/h) đảm bảo an toàn.

- Khi chạy tối, tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn - khoảng 20m - tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa. Tưởng tượng như vết chân các bác để lại trên cát ấy, . Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. trong trường hợp không áng chừng được khoảng cách là thế này. Mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và thằng đằng sau cũng đi đúng theo mình.

- Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe

- Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các ÔM sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với ÔM của leader hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế các ôm lưu ý có số của tất cả các ôm khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các xế cũng cần chỉ đạo các ôm quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.

- Xế cẩn thận, chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với Ôm cũng như trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn

- Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào: Xe dẫn đi nhanh mình đi nhanh, họ đi chậm mình đi chậm, họ dừng mình cũng phải dừng. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu

- Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, ko dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.

- Qua ngã ba ngã tư ko thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.

3 Không phạm cấm kị

- Tuyệt đối không được vượt dẫn đoàn, trừ khi đang đà lên dốc, nhưng sau khi lên dốc xong phải giảm tốc độ nhường dẫn đoàn đi trước.

- Tuyệt đối không được tách đoàn

- Tuyệt đối không được lạng lách đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đường

- Các vấn đề cư xử, hành xử với dân địa phương, mọi người đều biết phải làm gì tốt nhất cho mình và cho người khác.

- Không uống nhiều bia rượu trong các chặng nghỉ trên đường đi (đặc biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) hoặc làm ảnh hưởng đến lịch trình của ngày tiếp theo

4 Vượt oto

- Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn, ta kho ông biết đằng trước có xe ngược chiều gì. Nếu cố vượt thì xác suất gặp tai nạn là cực kỳ cao.

- Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy.

- Bật xi nhan trái, nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ô tô.

- Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. Ko thì tiếp tục chờ cho đến khi nó nhường đường.

- Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường, xe container. Những loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường. Nếu loại xe này phóng nhanh thì chập nhận đi đằng sau.

- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải tấp ngay vào sát lề bên phải, thậm chí nếu cần có khi phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh. Nhiều xe điên đi lấn hết đường và ko thèm tránh ai cả.

5 . Đi đường đèo dốc :

- Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3, 2, 1

- Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click...), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.

- Cách nhau tối thiểu 10m, nếu ko sẽ đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị đổ. Nhất là khi xuống dốc.

- Khi lên dốc, nếu vít ga ko thấy gì là do máy quá nóng. Phải dừng lại, nghỉ 15 phút chờ máy nguội. Tuyệt đối ko phun nước vào máy vì sẽ gây nứt.

- Các xe phổ thông, đời ko quá cũ thì phanh trước là đĩa, phanh sau là cơ (phanh đùm). Khi lên dốc, khói xe khét, phanh sau ko khét. Khi xuống dốc khói xe ko khét nhưng phanh sau khét. Đây là điều bình thường. Nếu cảm thấy mùi khét phát ra ở máy chứ ko phải ở đuôi xe (nơi có ống xả và phanh sau) thì phải dừng lại xem xét)

- Khi xuống dốc KHÔNG ĐƯỢC CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.

- Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết. Đặc biệt là 2 phanh trước sau.

Cuối cùng, mỗi thành viên hãy luôn tự ý thức : trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về...

 

Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!

Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.

Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!

Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.

Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!

Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.

 Tham khảo thêm tư liệu :

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét