Dân tộc La Hủ
Tên
gọi khác
Xá Lá
Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy
Nhóm
ngôn ngữ
Tạng -
Miến
Dân
số
5.300
người.
Cư
trú
Sống ở
huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).
Đặc
điểm kinh tế
Trước
kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ
lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã
phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu
cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia, v.v... bằng mây rất giỏi
và đa số biết nghề rèn.
Hôn
nhân gia đình
Trong
gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo
phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình.
Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về
ở hẳn với mình.
Phụ nữ
La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày đứa bé được đặt tên, nếu trong
3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé.
Tục
lệ ma chay
Người
chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ, không có rào
bảo vệ.
Văn
hóa
Người
La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài
hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng ngày
được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó,
lợn, sóc, trâu).
Nhà
cửa
Người
La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản chuyển
xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay đồng bào đã làm nhà ở bền
chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên
và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình.
Trang
phục
Nam
giới La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Phụ nữ mặc
quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo ngắn.
Ơở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu bạc,
xu nhôm và các bông chỉ đỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét