Dưới đây là đôi điều bình luận về cuốn sách này :
I - Về những quan điểm, chính sách của Việt Nam về Quyền Con Người –
Dung lượng của phần trình bày về quan điểm, chính sách của Việt Nam về Quyền Con Người trong cuốn sách chỉ bằng chưa đầy một phần mười phần trình bày về những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện và thúc đẩy Quyền Con Người. Phần này vừa sơ lược, vừa có rất nhiều bất cập.
1 - Về vấn đề quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người –
Cuốn sách mở đầu bằng câu “ Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu để giành lấy những quyền cơ bản của con người …” (1). Mở đầu chương 1, sách lại viết : “ Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong dộc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình ” (1).
Vậy thì, quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người là gì ? Nhân quyền, hay chỉ là chủ quyền quốc gia ? Cái điều mà “ dân tộc Việt Nam đã khẳng định ” trên đây có phù hợp với nhận thức quốc tế, và do đó, có thể được chấp nhận mỗi khi bàn thảo hay giải quyết những tranh chấp về nhân quyền trên trường quốc tế hay không ?
Có lẽ vì quá phức tạp và tế nhị mà các tự điển thông thường của nhiều nước lớn như Mỹ, Nga … đều không có định nghĩa, riêng “ Từ điển Tiếng Việt ” do Nhà xuất bản Khoa hoc Xã hội của Việt Nam ấn hành thì giải thích ngắn gọn : “ Nhân quyền : những quyền lợi căn bản của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại … ”.
Định nghĩa này quá sơ giản nhưng hẳn là cơ bản đúng. Tiếc rằng, nó không được quán triệt trong các tuyên bố chính trị của Đảng và Nhà nước ta.
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền do Liên Hợp Quốc công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948 được mở đầu như sau : “ Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền dẫn đến các hành động dã man xúc phạm tới luơng tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người không còn phải chịu sự khủng bố và sự khốn cùng, được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng là khát vọng cao nhất
|
Thành khẩn mới tiến bộ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét