Dân tộc Khơ Mer
Tên gọi khác
Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm.
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
1.000.000 người.
Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.
Văn hóa
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer.
Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp.
Tên gọi khác
Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm.
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
1.000.000 người.
Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.
Văn hóa
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer.
Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp.
Đồng
bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất
độc đáo. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo... Hàng
năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc.
Đồng
bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ
Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng).
Nhà
cửa
Người
Khơ me vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà sàn chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt
- Campuchia và một số nhỏ trong các chùa phật giáo Khơ me là nơi hội họp sư sãi
và tín đồ...
Cách bố
trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Khơ me khá đơn giản
Nay số
đông người Khơ me ở nhà đất. Bộ khung nhà đất được làm khá chắc chắn. Nhiều nơi
làm theo kiểu vì kèo của nhà Việt cùng địa phương. Trong nhà được bài trí như
sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều ngang, một phần làm nơi ở, một phần dành
cho bếp núc. Phần dành để ở lại chia thành hai phần theo chiều dọc: phần phía
trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ kính đựng những
chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng có khách. Sau bộ bàn ghế tiếp
khách là bàn thờ Phật. Nữa sau, bên phải là buồng của vợ chồng chủ nhà. Về bên
trái là phòng con gái.
─ Trang phục
Trang
phục cổ truyền có cá tính ở lối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín
giáo đạo Phật.
─ Trang phục nam
Thường
nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn
trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng
khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới chú rể thường
mặt bộ "xà rông" (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là loại áo xẻ
ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm 'con dao
cưới' (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Thanh niên hiện nay khi ở nhà
thường không mặc áo và quấn chiếc 'xà rông' kẻ sọc.
─ Trang phục nữ
Cách
đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khơ Me Nam Bộ thường mặc 'xăm pốt' (váy). Đó là
loại váy bằng tơ tằm, hình ống (kín). Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt
chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân nhưng khác nhiều tộc người khác
cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân. Đó là cách mang luồn
giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo thành như chiếc
quần ngắn và rộng. Nếu cách tạo hình váy và một số mô tip hoa văn trên váy
có thể có sự tiếp xúc với các tộc người khác thì cách mặc váy này có thể xem là
đặc trưng độc đáo của Khơ Me Nam Bộ. Họ thường mặc váy trong những ngày lễ lớn,
mỗi ngày mặc một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó. Đó là loại xăm pốt pha
muông.
Ngày
nay các loại trên ít thấy, có khả chăng chỉ trên sân khấu cổ truyền mà thôi.
Người Khơ Me có kỹ thuật nhuộm vải đen tuyền bóng lâu phai từ quả mặc lưa
để may trang phục. Thường nhật hiện nay người Khơ Me ảnh hưởng văn hóa Kinh qua
trang phục. Trong lễ, Tết lại mặc loại áo dài giống người Chăm. Ngoài ra phụ nữ
Khơ Me còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh, đỏ trên nền trắng.
Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng
cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ
pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi.
Tết
nông nghiệp
Ngoài
Tết mừng năm mới "Chôl Chnăm Thmây" tương tự như Tết Nguyên đán của
người Việt, người Khmer Nam bộ còn ăn "Tết nông nghiệp".
Để
thuận tiện cho việc tương trợ nhau, người Khmer quần cư thành những xóm nhỏ,
gọi là phum, đông hơn thì kêu là Sốc (srok), thường xen kẽ với cộng đồng người
Việt. Nền văn hóa tuyệt vời của người Khmer đã nảy nở giữa lòng phum sốc, gắn
với những ngôi chùa hết sức thiêng liêng - một công trình kiến trúc mỹ thuật
chạm trổ khéo léo, rất đặc trưng, được xem là "trái tim của người Khmer
Nam bộ". Chính chùa chiền, phum sốc là môi trường giúp họ bảo tồn và phát
huy tốt vốn văn hóa dân tộc, thông qua các lễ hội truyền thống dân gian.
Một
trong những lễ hội chính của người Khmer Nam bộ là lễ hội Oóc ăm bok, còn gọi
"lễ cúng trăng" hay "lễ đút cốm dẹp". Do đặc điểm nhất định
của nó, ta có thể xem đây là "Tết nông nghiệp", gắn liền với phương
thức sản xuất chính của họ, đó là trồng lúa nước.
Theo
cách ghi nhận của Hôna, vào lúc 0 giờ đêm rằm tháng 10, bóng của cây trụ trồng
thẳng đứng trước sân không xê dịch một bên. Đó là thời điểm kết thúc chu kỳ của
mặt trăng quay quanh trái đất. Một "năm cũ nông nghiệp" đã đi qua,
bàn giao cho năm mới. Đó là dịp để bà con tạ ơn Thần Trăng, vị thần luôn lo
việc thời tiết giúp bà con trồng trọt được mùa.
Trong
những ngày lễ hội tưng bừng này, về phần lễ trước hết là những lễ vật truyền
thống gồm các đặc sản nông nghiệp như lúa, nếp, khoai, bắp hoặc trái chín đầu
mùa mới thu hoạch, được chế biến thành nhiều thức ngon, dâng lên. Trong đó cốm
dẹp là thức truyền thống không thể thiếu.
Tất cả
được đem trưng bày trên một cái bàn nhỏ ngoài sân, nơi trống trải để Thần Trăng
"thấy" mà chứng giám. Mọi người chắp tay thành kính, ngước nhìn
Trăng, khấn vái với những lời lẽ tạ ơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét