Dâu bể tang thương (Danlambao) - Thời gian gần đây Hồ Chí Minh đang là một đề tài nóng hổi.
Chỉ riêng bản di chúc "tuyệt đối bí mật"
trời ơi đất hỡi đã được đem ra phân tính, bình luận, bàn tán không biết bao
nhiêu lần. Kết quả hết sức phũ phàng cho những ai luôn coi Hồ là thánh sống bởi
vì qua bản di chúc, Hồ càng lúc càng hiện nguyên hình là một thằng Tàu cha căng
chú kiết với trình độ tiếng Việt ở mức vỡ lòng. Với suy nghĩ "gọt thì gọt
cho trơn, làm ơn thì làm ơn cho trót", tôi xin "góp gió thành
bão" một vài ý kiến nhỏ về thơ do Hồ làm để giúp những kẻ mê muội đáng
thương mở to mắt mà coi thần tượng Hồ của họ rốt cuộc là người như thế nào.
A. "Sự nghiệp" thơ Hồ Chí Minh
Có thể tạm chia sự nghiệp làm thơ của Hồ ra những giai đoạn
sau:
1. Từ khi sinh ra cho đến
khi xuống tàu sang Pháp: không có bài thơ nào cả. Có lẽ lúc này Hồ hay Nguyễn
Sinh Cung chưa biết làm hay chưa có hứng làm thơ vì gia đình tan nát. Mẹ bệnh
chết, cha mất chức quan bỏ vào Nam, em út chết, ba anh chị em đói khổ đến mờ mắt.
2. Giai đoạn bôn ba tìm đường
cứu (hay bán) nước: lòi ra tập thơ "Nhật kí trong tù"
bằng chữ Hán và một vài câu thơ nho nhỏ trích trong tác phẩm kinh điển của văn
học thế giới "Những mẩu chuyện về cuộc đời Hồ chủ xị"
của đại văn hào Trần Dân Tiên "thề".
3. Năm 1941 theo Võ Nguyên
Giáp và Phạm Văn Đồng về nước trốn chui trốn nhủi trong núi rừng Tây Bắc cho đến
ngày khăn gói về chầu chực "cụ Karl Marx, cụ Lenin và các bậc
cách mạng đàn anh khác". Đây là giai đoạn sự nghiệp thơ nở rộ
nhất với nhiều "bài hay xen lẫn với bài thừa".
Điểm chung của cả ba giai đoạn này là dù thơ nhiều hoặc
ít, hay hoặc dở đều có xuất xứ, nguồn gốc rất mơ hồ, khó kiểm chứng. Những nhân
chứng nếu có đều là do Hồ hoặc đảng chỉ định. Còn nếu không chỉ là Hồ tự nhận
mà thôi. Nói văn thơ tức là người rất đúng trong trường hợp này vì thơ của Hồ
cũng giống như con người gã, lúc nào cũng mập mờ bất minh. Trong khuôn khổ một
bài viết không thể trình bày tất cả, nên tôi chỉ chọn riêng hai bài thơ là
"Cảnh khuya" và "Đi thuyền trên sông Đáy"
để thảo luận.
B. Cảnh khuya
Bài thơ này theo các nguồn tin chính thống của đảng là do
Hồ sáng tác năm 1947 ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì đầu kháng chiến chống
Pháp (1). Nhà thơ cộng sản Nguyễn Trung Thu đã sử dụng bài thơ này làm cảm hứng
để viết bài thơ "Đêm Trường Sơn". Sau đó Trần
Chung phổ nhạc đặt lại tựa đề là "Đêm Trường Sơn nhớ Bác".
Cá nhân tôi phải công nhận đây là một bài thơ rất hay:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ này làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể
thơ Đường thuần túy. Giá trị của bài thơ nằm ở những điểm sau. Thứ nhất, niêm
luật và vần điệu rất chuẩn. Thứ hai, cách gieo từ rất độc đáo, vừa xa xưa vừa
hiện đại. Thứ ba, hình ảnh sử dụng rất đặc trưng của thi ca cổ điển đó là cây cỏ,
trăng hoa. Thứ tư, khí phách và hoài bão của tác giả thể hiện ở hai câu cuối. Từ
bốn luận điểm này có thể phác họa ra chân dung tác giả bài thơ:
- Thuần túy là một người Việt vì cách sử dụng từ ngữ Việt
vừa chuẩn, vừa hay đến mức không phải người Việt nào cũng có thể làm được chứ đừng
nói đến một người ngoại quốc chưa rành tiếng Việt.
- Khả năng là một nhà Nho tinh thông chữ Hán nhưng cũng rất
rành chữ quốc ngữ. Điều này thể hiện rõ ở việc vận dụng nhuần nhuyễn những hình
ảnh của thi ca cổ điển nhưng từ ngữ vẫn mang màu sắc đương đại nhiều hơn. Nói
chung là một người có vốn liếng văn chương rất uyên bác.
- Rất có thể là một sĩ phu yêu nước đang nuôi chí đánh đuổi
ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc.
Mẫu người như vậy rất gần với những bậc sĩ phu như Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Tố... Còn nếu
nói là Hồ thì rất vô lí vì khả năng tiếng Việt của gã rất kém cỏi. Lẫn lộn liên
tục giữa văn nói và văn viết, vốn liếng từ vựng lại rất nghèo nàn, văn phạm,
chính tả trật be bét. Đặc biệt Hồ thường xuyên đặt tính từ trước chủ từ, đây là
lối hành văn của Tàu không phải của Việt Nam. Chỉ cần đọc lại những lời lẽ của
Hồ cũng có thể nhận thấy rằng trừ khi mặt trời mọc đàng tây, lặn đàng đông thì
Hồ mới làm được một bài thơ như thế:
- Cảm ơn chú biếu bác quyển thơ
- Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì
tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp (2)
- Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ (2)
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (3)
- Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc (3)
- Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm,
nhưng đều giống nhau nơilòng nồng nàn yêu nước (3)
- Chính vì do tinh
thần yêu nước mà quân Giải phóng và nhân dân Trung Quốc đã đánh tan bọn bán nước
là Tưởng Giới Thạch (3)
- Cuộc Hội nghị chính trị đặc biệt này là cơ hội tốt để
chúng ta xem lại những sự kiện đã qua và bàn bạc về những vấn đề sắp tới (4)
- Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới (5)
C. Đi thuyền trên sông Đáy
Nói về bài thơ thứ hai "Đi thuyền trên sông Đáy",
cũng theo thông tin đảng cho phép phổ biến thì bài thơ này Hồ sáng tác năm 1949
khi đang đi thuyền trên dòng sông Phó Đáy nằm ở tỉnh Tuyên Quang. Để có vẻ danh
chính ngôn thuận, đảng đã nặn ra một nhân vật gọi là nhà văn Triệu Hồng Thắng
đã có vinh hạng đi thuyền chung với Hồ hôm đó và chứng kiến tận mắt Hồ làm bài
thơ này. Bọn chúng còn tung hô bài thơ mang phong vị "Đường thi, thất ngôn bát cú" (6). Đến là khổ với
lũ nịnh bợ ngu muội này. Chúng thậm chí còn không biết phân biệt giữa thể thơ
Đường bảy chữ tám câu (thất ngôn bát cú) và thể thơ Việt lục bát. Tạm gác lại
chuyện chửi bọn người dốt hay nói chữ này để tiếp tục bàn về bài thơ.
Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
Bốn bề phong cảnh vắng teo,
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan
Lòng riêng, riêng những bàng hoàng,
Lo sao khôi phục giang
san Tiên Rồng
Thuyền về, trời đã rạng
đông
Bao la nhuốm một màu hồng
đẹp tươi.
Tương tự như bài thơ
"Cảnh khuya", bài thơ này cũng cho biết tác giả phải
là một người Việt, am tường phong cách thơ Việt và cũng là một sĩ phu yêu nước.
Có hai điểm chính yếu chúng ta cần lưu ý ở đây. Thứ nhất, bài thơ được làm theo
thể thơ lục bát, một thể thơ thuần Việt không hề dính dáng đến thơ Tàu. Thứ
hai, trong bài thơ có một cụm từ vốn rất quen thuộc với con dân nước Việt:
"giang san Tiên Rồng". Cả hai đặc điểm này đối với
bất kì ai trong chúng ta cũng không có gì đặc biệt. Tuy nhiên đặt vào vị trí của
Hồ thì lại không bình thường và điều này rất dễ chứng minh.
Thể thơ lục bát có nguồn
gốc từ rất xa xưa, ông cha ta đã sử dụng để sáng tạo nên những câu ca dao, những
làn điệu dân ca. Trong nghệ thuật ca trù, thơ lục bát thường được dùng làm câu
"mưỡn" mở đầu. Chẳng hạn như bài thơ "Hương Sơn
phong cảnh" của Chu Mạnh Trinh đã vào đề bằng hai câu thơ lục
bát :
- Đàn thông, phách suối
vang lừng
Cá khe lắng kệ, chim rừng
nghe kinh
Hay bài thơ "Vịnh mùa thu" của Nguyễn Công Trứ cũng mở đầu bằng
hai câu thơ:
- Trời thu phảng phất
gió chiều
Mây về Ngàn Hống buồm
treo ráng vàng
Không cần phải cắp
sách đến trường, đến trẻ em chăn trâu ngày xưa cũng biết niêm luật thơ lục bát.
Đó là câu đầu sáu chữ và câu sau tám chữ, chữ cuối của câu đầu hiệp vần với chữ
thứ sáu của câu sau. Sau đó chữ cuối của câu sau phải hiệp vần với chữ cuối của
câu tiếp theo nếu vẫn tiếp tục. Đặc biệt khác với thơ Đường, thơ lục bát có khi
chỉ là hai câu ngắn ngủi, có khi lại rất dài tùy theo ý của tác giả. Chẳng hạn
như Truyện Kiều của Nguyễn Du tổng cộng có 3254 câu hay Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều gồm 356 câu. Thế nhưng khi vào tay Hồ, thơ lục bát đã bị biến
dạng đến mức thê thảm không thể nhận ra:
- Còn non, còn nước,
còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ
xây dựng hơn mười ngày nay (2)
- Đảng ta vĩ đại như
biển rộng, như núi cao
Ba mươi năm phấn đấu
và thắng lợi biết bao nhiêu tình
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Là thống nhất, độc lập là hòa bình, ấm no
Công ơn đảng thật là to
Ba mươi năm lịch sử đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng (7)
Đọc xong những câu văn không ra văn, thơ không ra thơ
này, xin hỏi có ai dám tin rằng Hồ rất am tường thơ lục bát không? Hơn nữa ngoại
trừ một lần duy nhất đến đền Hùng ra vẻ đạo đức giả dặn dò bộ đội "Các vua Hùng đã có công dựng nước" thì chưa bao giờ
dù là nói miệng hay bằng văn bản, Hồ nhắc đến cội nguồn con Rồng cháu Tiên của
dân tộc Việt. Cả cuộc đời gã chỉ thích nói về chủ nghĩa cộng sản, công ơn của
các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô và Tàu cộng. Những chi tiết này càng
chỉ rõ Hồ không muốn nhắc dân Việt nhớ về tổ tiên mà chỉ thích tuyên truyền những
thứ ý thức hệ hão huyền. Đây rõ ràng không phải là việc làm của một người Việt
thật sự. Vậy thì bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy"
gửi gắm nỗi lòng nặng nợ với quê hương Việt Nam có đúng là công trình sáng tạo
của Hồ không?
D. Kết luận
Như đã đặt vấn đề ngay từ đầu bài viết, mục đích chính của
tôi là cung cấp thêm một số tư liệu trong tầm hiểu biết của tôi về thơ để:
- Đóng góp thêm thông tin cho những người đang chung tay
làm công việc xóa bỏ bóng ma Hồ và cộng sản đã và đang ám ảnh nước Việt thân
yêu.
- Đập tan luận điệu ca ngợi vừa mù quáng vừa rỗng tuếch lại
giả dối của bọn người đang sống bám vào Hồ. Vạch trần những thủ đoạn bất lương
đang gây hại không nhỏ đến tinh thần và tư tưởng người dân ta.
- Giúp cho những con người đang mụ mị đầu óc có thể hồi tỉnh
được chút nào hay chút đó. Không để cho đảng lợi dụng Hồ xỏ mũi họ dắt đi như một
con vật.
Rất mong được sự đóng góp của quý độc giả gần xa, kể cả
những thành phần được coi là dư luận viên. Xin hoan nghênh mọi ý kiến dù tích cực
hay trái chiều. Tuy nhiên phải dựa trên cơ sở lập luận vững chắc, bằng chứng
thuyết phục thay vì tiếp tục tung hô một cách máy móc Hồ là "doanh nhân văn hóa thế giới". Xin chân thành cảm
ơn!
Ngày 08 tháng 09 năm 2014
Dâu bể tang thương
Tài liệu tham khảo:
1. http://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-ban-quan-ly-lang/1898-chi-n-khu-vi-t-b-c-trong-tho-bac.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét