Tháng Bảy âm lịch, trời Huế vào thu. Hoa
địa lan bắt đầu nở hồng trong ngôi vườn quê. Những áp thấp nhiệt đới. Những cơn
bão xa có khi làm bầu trời Huế tưởng như chùng lại, thấp hơn. Những đám mây màu
trắng, những đám mây màu xám đan chen nhau sà xuống gần đỉnh núi Kim Phụng. Bạn
bè ngỡ ngàng nói với nhau: Rứa là mùa thu tế đã về!
Tuổi thơ những làng quê thuộc thế hệ chúng tôi gắn liền với bốn mùa cảnh quan đồng nội. Thiết thân với những sinh hoạt hội hè đình đám quanh làng. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất trong tình cảm mỗi người vẫn là mùa thu tế. Xuân Thu nhị kỳ, mỗi năm có hai lần tế lễ, nhưng nổi lên vẫn là lễ tế mùa thu, tháng Bảy âm lịch.
Tuổi thơ những làng quê thuộc thế hệ chúng tôi gắn liền với bốn mùa cảnh quan đồng nội. Thiết thân với những sinh hoạt hội hè đình đám quanh làng. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất trong tình cảm mỗi người vẫn là mùa thu tế. Xuân Thu nhị kỳ, mỗi năm có hai lần tế lễ, nhưng nổi lên vẫn là lễ tế mùa thu, tháng Bảy âm lịch.
Mỗi làng đều chọn cho mình một ngày âm lịch
trong tháng Bảy để tiến hành lễ tế. Như làng Diên Trường, gần cửa Thuận An coi
ngày tốt mỗi năm, có khi là ngày 12, có khi là ngày 14. Làng An Hòa, Dưỡng
Mong, An Truyền (thường gọi là làng Chuồn) thường tiến hành lễ tế vào ngày
16... Tùy theo tính truyền thống, đặc điểm văn hóa, tùy theo điều kiện kinh tế
của mỗi nơi mà thực hiện quy mô tổ chức lễ tế. Nhưng dù quy mô, hình thức nào
đi nữa, tựu trung thu tế là ngày hội của dân làng với ý thức sâu xa muôn thuở
là xiễn dương, bày tỏ lòng biết ơn, ngợi ca ân đức tiền nhân, những vị khai
canh, khai khẩn, chư vị thần hoàng, những đấng khuất mặt khuất mày...đã đem hết
công sức tạo nên làng xóm ban đầu và làm cho người dân an cư lạc nghiệp từ đời
này sang đời khác.
Bây giờ, tuy đã lớn khôn, đã trải qua
nhiều thăng trầm, buồn vui trước cuộc đời vốn nhiều đa đoan, hệ lụy. Nhưng hằng
năm cứ vào “tháng Bảy nước nhảy lên bờ” thì lòng tôi lại cứ bâng khuâng nghĩ về
mùa thu tế. Con em dân làng dù thành phần nào trong xã hội khi đi làm ăn, sinh
sống tứ xứ trong nước, hải ngoại...đều mong được trở lại quê nhà trong ngày
làng tế. Không về được thì gửi tiền bạc hoặc gửi lễ vật về dâng cúng. Lễ vật có
khi là áng thờ sơn son thếp vàng, có khi là đồ bát bửu, bộ tam sự bằng đồng,
mâm cau trầu rượu...Qua lễ vật, tấm lòng những người xa xứ muốn gửi gắm biết
bao nguồn thương yêu thiêng liêng tới miền đất mình đã từng một thời chôn nhau
cắt rốn, đã từng đắm hồn trong âm thanh chiêng trống, trong ngào ngạt hương trầm,
hoa lá, trong bàng bạc trăng sương thu...
Theo đà phát triển của đất nước, nhiều mỹ
tục mới đã được hình thành trong ngày thu tế. Một số đình làng với truyền thống
lịch sử, văn hóa của mình trong những năm tháng dựng nước, giữ nước đã được Nhà
nước công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Hòa chung vào các nghi lễ truyền thống
từ xa xưa để lại, nhiều làng đã tổ chức trao học bổng, quà tặng cho các em học
sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó; biểu dương những gia đình hòa thuận, hạnh
phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.. trước sân đình trong không khí trang
nghiêm lễ tế. Hồn nước, tình dân, nghĩa khí làng xã từ khung cảnh trang trọng ấy
dường như đang góp phần ươm mầm, nuôi dưỡng nhân cách, tâm hồn tuổi thơ nhiều
thế hệ thấm nhuần câu ‘uống nước nhớ nguồn’. Câu “uống nước nhớ nguồn” rất đơn
giản nhưng thể hiện cho chu toàn thực không phải dễ.
Về làng An truyền trong ngày thu tế, tôi thường nhìn ngắm các hương án của các họ tộc trước đình làng, những cổng tam quan rợp cờ ngũ sắc đầu xóm trên suốt dọc đường từ đình ra Đồng Miệu, nơi diễn ra lễ nghinh, tống thần làng vào đình làng trước và sau lễ chánh tế. Đám rước dài với các kiệu lễ, tứ linh, cờ xí, binh khí, lỗ bộ...Đám rước như bồng bềnh trong âm hưởng kèn trống, chiêng. Trong âm hưởng điệu thài của ban tư văn ngân lên hạo khí đất trời.
Về làng trong ngày thu tế, chợt bâng khuâng nhớ bạn bè một thuở. Cái thuở “ Trẻ con làng thường có giấc ngủ vui. Khi lăn lóc trước sân đình thu tế. Khi bụi bặm đụn rơm vàng hương lúa. Khi trên cầu thanh thản ngọn nồm khuya...”. Cái thuở trong khi chờ làng hành lễ, lần đầu tiên cùng bằng hữu biết nâng ly rượu Chuồn và thưởng thức bánh tét, bánh khoái cá kình... thẩm đẩm hương vị quê hương vùng đầm phá.
Về làng An truyền trong ngày thu tế, tôi thường nhìn ngắm các hương án của các họ tộc trước đình làng, những cổng tam quan rợp cờ ngũ sắc đầu xóm trên suốt dọc đường từ đình ra Đồng Miệu, nơi diễn ra lễ nghinh, tống thần làng vào đình làng trước và sau lễ chánh tế. Đám rước dài với các kiệu lễ, tứ linh, cờ xí, binh khí, lỗ bộ...Đám rước như bồng bềnh trong âm hưởng kèn trống, chiêng. Trong âm hưởng điệu thài của ban tư văn ngân lên hạo khí đất trời.
Về làng trong ngày thu tế, chợt bâng khuâng nhớ bạn bè một thuở. Cái thuở “ Trẻ con làng thường có giấc ngủ vui. Khi lăn lóc trước sân đình thu tế. Khi bụi bặm đụn rơm vàng hương lúa. Khi trên cầu thanh thản ngọn nồm khuya...”. Cái thuở trong khi chờ làng hành lễ, lần đầu tiên cùng bằng hữu biết nâng ly rượu Chuồn và thưởng thức bánh tét, bánh khoái cá kình... thẩm đẩm hương vị quê hương vùng đầm phá.
Mùa thu tế! Sống hoài trong tâm thức tôi
hình ảnh chuông chùa ngân đồng làng thơm hương cốm. Rạo rực giữa cõi nhớ tôi âm
ba hồi trống đình giục vầng trăng về xóm, những câu thài thay tiếng mẹ ru nôi.
Rất thương yêu. Mùa thu tế. Xin biết ơn làng!
ÿ Võ Quê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét