Chữ Việt cổ


Chữ Việt cổ - chữ của nền văn minh rực rỡ?
(VTC News) - Thứ chữ Việt cổ mà ông Xuyền giải mã, thực sự là một thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ, loại chữ của một dân tộc mà trí tuệ đã đạt đến một đỉnh cao nhất định.
Tin liên quan
 Bí ẩn chữ viết thời Hùng Vương (kỳ 3)
 Sự thật ngôi miếu thờ thầy trò thời Hùng Vương (kỳ 2)
 Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt (kỳ 1)
Tôi phải công nhận rằng, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền là người quá yêu dân tộc, ông yêu lịch sử đất nước với một kiểu cách có thể nói là… điên rồ. Mấy chục năm trời công sức và không biết bao nhiêu tiền của, ông đã đổ cả vào những chuyến đi, chỉ với khát vọng chứng minh tổ tiên chúng ta từng có chữ viết. Có những lúc, không tìm đâu ra tiền để đi, ông đã cầm cố cả sổ lương hưu của mình.

Photo
Để có tiền đi thực tế, tìm chữ cổ, đã nhiều lần ông Xuyền phải cắm sổ hưu của mình.

Vậy nên, chẳng có gì lạ, khi có lần, đọc tài liệu của một nhà nghiên cứu nói rằng, thời kỳ Vua Hùng, người Việt chẳng qua là một bộ lạc ăn hang ở lỗ, ông đã giận đến rơi nước mắt. Ông Xuyền tin rằng, một bộ lạc sống trong hang, cởi trần, đóng khố, đàn ông đi săn bắn, đàn bà hái lượm, không thể làm ra được những chiếc trống đồng tinh xảo đến độ con người ngày nay không giải thích nổi. Đó phải là sản phẩm của một nền văn minh rực rỡ, có chữ viết và có một nền tảng khoa học tương đối vững chắc.

Quá trình tìm hiểu lịch sử tổ tiên, ông Xuyền nhận thấy rằng, thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ phát triển rực rỡ, đỉnh cao của người Việt cổ. Trước đó rất xa là nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa mà học giả Colani (người Pháp) đã phát hiện, tuyên bố là “cái nôi của văn minh nhân loại”. Nền văn hóa này xuất hiện trước Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ tới cả ngàn năm!

 
Photo
Bảng so sánh chữ Việt cổ với một số chữ của các dân tộc khác

 Qua quá trình thu thập, nghiên cứu chữ cổ của người Việt, ông Xuyền nhận thấy, từ thời kỳ xa xưa, cho đến khi người Hán sang xâm lược, người Việt sử dụng nhiều loại chữ, các loại chữ liên tục phát triển, từ hình vẽ sơ khai, đến tượng hình đơn giản, tượng hình phức tạp và cuối cùng là một loại chữ Việt cổ tượng thanh.

Sau khi sàng lọc, ông Xuyền tập trung vào loại chữ Việt cổ tượng thanh. Theo ông, đây là loại chữ cuối cùng của người Việt cổ. Mặc dù Sĩ Nhiếp ra sức tiêu diệt loại chữ này, song nó vẫn âm ỉ lưu giữ trong dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

 Hồi nghe tin tỉnh Sơn La tìm được hàng ngàn cuốn sách cổ có ký tự lạ, ông đã tìm lên và ăn dầm ở dề tại Sơn La để tìm hiểu. Mấy nhà nghiên cứu ở Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam kể rằng, ông Xuyền đã khóc rất to khi thông báo với các nhà nghiên cứu ở đây rằng, những tài liệu tìm được ở Sơn La là một kho chữ Việt cổ.


Photo

Người dân vùng dân tộc thiểu số vẫn còn lưu giữ nhiều sách cổ. Trong những cuốn sách cổ này vẫn còn hình bóng chữ Việt thời Hùng Vương.

Ông Xuyền đã “nhặt” được rất nhiều ký tự rải rác trong những cuốn sách cổ này, mà ông tin chắc đó là chữ cổ của người Việt. Những chữ là này nhìn qua tưởng chữ tượng hình, nhưng thực tế, lại là chữ tượng thanh. Nhiều ký tự trong các cuốn sách dùng để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ. Nhiều dân tộc vùng Tây Bắc đã sử dụng, lưu giữ, bảo tồn loại chữ này suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc và kéo dài đến khi xuất hiện chữ quốc ngữ, thậm chí đến nay vẫn sử dụng.

Nghiên cứu, tổng hợp các con chữ được ông Xuyền cho là sử dụng ở thời kỳ Hùng Vương, ông thấy rằng, bộ chữ này không có dấu, gồm 47 chữ cái. Bộ chữ thỏa mãn được 3 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học quốc tế đề ra. Thứ nhất, bộ chữ ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc. Thứ hai, những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc thể hiện qua các đặc điểm của ký tự đó. Thứ ba, giải quyết được các "nghi án" về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét