Dân tộc Cơ Tu


Dân tộc Cơ Tu
Tên gọi khác
Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
37.000 người.
Cư trú
Cư trú tại các huyện Hiên, Giằng, ( Quảng Nam - Đà Nẵng ), A Lưới, Phú Lộc ( Thừa Thiên-Huế )
Đặc điểm kinh tế
Sinh sống trên vùng Trường Sơn hiểm trở, người Cơ Tu trồng cây lương thực theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, đánh cá, săn bắn và trao đổi hàng hóa theo cách vật đổi vật.

Tổ chức cộng đồng
Người Cơ Tu theo chế độ phụ hệ, con lấy họ theo cha, chỉ con trai mới được thừa hưởng gia tài. Mỗi dòng họ người Cơ Tu đều có tên gọi riêng, người trong họ phải kiêng cữ một điều nhất định. Có chuyện kể về lai lịch của dòng họ và sự kiêng cữ đó. Lúc sống, dòng họ có trách nhiệm cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau, khi chết được chôn cất bên nhau trong bãi mộ chung của làng. Làm nhà mồ, chung quanh mộ dựng nhiều tượng gỗ, không có tục cúng giỗ, tảo mộ.

Hôn nhân gia đình
Theo tập tục Cơ Tu, khi người họ này đã lấy vợ họ kia, thì người họ kia không được lấy vợ họ này, mà phải tìm ở họ khác.

Tập tục người Cơ Tu cho phép khi chồng chết, vợ có thể lấy anh em chồng, khi vợ chết, chồng có thể lấy em hay chị vợ. Việc kết hôn thường mang tính gả bán, và sau lễ cưới cô dâu đến ở nhà chồng. Chế độ một vợ một chồng phổ biến, nhưng cũng có một số người khá giả lấy hai vợ.

Nhà cửa
Trong làng người Cơ Tu, các nếp nhà sàn tạo dựng theo hình vành khuyên hoặc gần giống thế. Ngôi nhà rông cao, to, đẹp, hơn cả là nơi tiếp khách chung, hội họp, cúng tế, tụ tập chuyện trò vui chơi.

Trang phục
Có cá tính riêng trong tạo hình và trang trí trang phục, khác các tộc người khác trong khu vực, nhất là trang phục nữ. Đồ trang sức phổ biến là vòng tay, vòng cổ, khuyên tai. Các phong tục xăm mặt, xăm mình, cưa răng, đàn ông búi tóc sau gáy đã dần được loại bỏ.

Trang phục nam
Nam đóng khố, ở trần, đầu hoặc vấn khăn hoặc để tóc ngắn bình thường. Khố có các loại bình thường (không trang trí hoa văn và ít màu sắc), loại dùng trong lễ hội dài rộng về kích thước và trang trí đẹp với màu sắc và hoa văn trên nền chàm. Mùa rét, họ khoác thêm tấm choàng dài hai, ba sải tay. Tấm choàng màu chàm và được trang trí hoa văn theo nguyên tắc bố cục dải băng truyền thống với các màu trắng đỏ, xanh. Người ta mang tấm choàng có nhiều cách : hoặc là quấn chéo qua vai trái xuống hông và nách phải, thành vài vòng rồi buông thõng xuống trùm quá gối. Lối khoác này tay và nách phải ở trên, tay và vai trái ở dưới hoặc quấn thành vòng rộng từ cổ xuống bụng, hoặc theo kiểu dấu nhân trước ngực vòng ra thân sau.

Trang phục nữ
Phụ nữ Cơ Tu để tóc dài búi ra sau gáy, hoặc thả buông. Xưa họ để trần chỉ buộc một miếng vải như chiếc yếm che ngực. Họ mặc váy ngắn đến đầu gối, màu lanh khoác thêm tấm chăn. Họ thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn tay cộc. Về kỹ thuật đây có thể là một trong những loại áo giản đơn nhất (trừ loại áo choàng chỉ là tấm vải). Aáo loại này chỉ là hai miếng vải khổ hẹp gập đôi, khâu sườn và trừ chỗ tiếp giáp phía trên làm cổ. Khi mặc cổ xòe ra hai vai thoạt tưởng như áo cộc tay ngắn. Aáo được trang trí ở vai, ngực, sườn, gấu, với các màu đỏ, trắng trên nền chàm. Váy ngắn cũng được cấu tạo tương tự như vậy : theo lối ghép hai miếng vải khổ hẹp gập lại thành hình ống. Họ ưa mang các đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay đồng hồ (mỗi người có khi mang tới 5,6 cái), khuyên tai bằng gỗ, xương, hay đồng xu, vòng cổ bằng đồng, sắt cũng như các chuỗi hạt cườm, vỏ sò, mã não.. Nhiều người còn đội trên đầu vòng tre có kết nút hoặc những vòng dây rừng trắng (rơnơk) và cắm một số loại lông chim. Một vài vùng có trục cưa răng cho nam nữ đến tuổi trưởng thành khi đó làm tổ chức lễ đâm trâu. Ngoài ra người Cơ Tu còn có tục xăm mình, xăm mặt.

Người Ta Oi và người Cơ Tu là hai tộc người chiếm số lượng đông nhất trong cộng đồng các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế. Họ sống tập trung ở huyện A Lưới và Nam Đông. Ngoài ra, một số xã vùng cao và vùng bán sơn địa thuộc các huyện Phong Điền, Phú lộc cũng có một bộ phận người Pa Kô, Pahy, Cơ Tu... Cũng như các dân tộc thiểu số khác ở Trường Sơn, người Cơ Tu và Tà Oi đều lấy việc phát nương rẫy, trỉa lúa, trồng ngô làm phương thức canh tác chính, ở vùng thấp, đồng bào làm ruộng cấy tại những vạt đất trũng sâu, có nước. Nghề đánh cá và nghề thủ công chưa phát triển.

Dân tộc Cơ Tu và Tà Oi sống quây quần thành từng làng, làng thuần chủng có, làng đan xen vài ba dân tộc cũng có. Do vậy, văn hóa của hai tộc người này, bên cạnh những nét riêng, còn có nhiều nét chịu ảnh hưởng của văn hóa các tộc người khác. Đặc biệt trong ca múa nhạc dân gian, ba dân tộc Tà Oi, Cơ Tu, Vân Kiều lại càng bộc lộ rõ nhiều điểm chung, rất giống nhau (ví như nhạc cụ, các làn điệu hát). Dân tộc Tà Oi, Cơ Tu có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú. Với họ, ca múa nhạc là loại hình văn nghệ dân gian không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày và trong sinh hoạt cộng đồng.

Người Cơ Tu, Tà Oi đến với các hình thức ca, múa, nhạc hết sức tự nhiên, không có sự giới hạn và phân biệt tuổi tác, nam nữ. Từ sự khảo sát thực thể văn nghệ dân gian đã qua điền dã, đối chiếu, tham khảo thêm một số tư liệu đã công bố, trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu một vài nét về các nhạc cụ, và một số hình thức sinh hoạt ca múa của hai dân tộc Tà Oi và Cơ Tu. Trên lĩnh vực này, hai dân tộc Cơ Tu, Tà Oi có nhiều điểm giống nhau và họ lại cùng sinh sống trên địa bàn vùng đất Thừa Thiên - Huế nên chúng tôi giới thiệu chung với nhau.

Về các loại nhạc cụ:
Người Cơ Tu, Tà Oi sáng tạo và chơi được nhiều loại nhạc cụ. Trong bộ gõ nổi bật là các nhạc cụ: trống, chiêng, xập xõa, đàn Atoong, Amprây. Trống tiếng trầm và đục. Chiêng cũng có loại chiêng núm, chiêng bằng như chiêng của các dân tộc khác. Điểm đáng lưu ý là cách thức đánh chiêng của các nghệ nhân. Khi biểu diễn trong vũ hội, người nghệ sĩ sử dụng cá hai tay: một tay cầm dùi (hoặc nắm lại thành dùi), một tay áp sát vào mặt chiêng để điều chỉnh âm thanh. Do vây, trên cùng một cái chiêng, người nghệ sĩ có thể tạo nên nhiều cung bậc cao thấp, trầm bổng... khác nhau của âm thanh.

Đàn Atoong và Amprây là hai loại nhạc cụ hết sức độc đáo. Atoong gồm 7 thanh gỗ (thường là gỗ hai bai - loại gỗ nhẹ, màu trắng), mỗi thanh dài 1m, rộng 20cm, dày 3cm, được treo song song trên một giá đỡ. Người nghệ sĩ dùng dùi gõ vào mặt đàn. Âm thanh do đàn Atoong tạo nên vừa trầm hùng, vừa rộn rã, vui tươi như muôn vẻ âm thanh của rừng núi. Có thể xếp đàn Atoong vào loại đàn tơ rưng hoặc đá đá chăng?

Ămprây giống như một loại "lục lạc" bằng đồng treo trên cổ ngựa, nhưng loại lục lạc này lại làm bằng một loại quả rằng khô to bằng một trái xoài nhỏ. Một chùm 5 quả, treo trên một cái vòng tròn, vòng này lại gắn trên một cái cán dài tạo thành nhạc vụ Ămprây trông giống như cây đèn chùm. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ "tông" mạnh cán đàn xuống nền đất, làm các hạt khô trong chùm quả rừng rung lên, đập vào thành vỏ, phát ra một thứ âm thanh rộn ràng như tiếng nhạc ngựa...

Các nhạc vụ vừa kể trên, được người Cơ Tu, Tà Oi biểu diễn trong các dịp hội hè, lễ tết của cộng đồng theo hình thức độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho bài hát, điệu múa. Trong bộ dây có nhiều loại đàn: đàn ânbru hai dây, đàn toninul 12 dây (thùng đàn là nửa quả bầu khô)... Song độc đáo nhất phải kể đến đàn Abel của người Tà Oi. Đàn này giống như cây đàn nhi hai dây, nhưng nối với dây chính lại có thêm một dây phụ, đầu dây phụ lại gắn với một miếng thép mỏng hoặc một miếng sừng trâu, một cái vảy trút gọt mỏng, to cỡ một phần ba quân bài.

Đàn chơi một người, hoặc hai người đều được. Nếu một người biểu diễn, thì tay kéo đàn, miệng điều chỉnh âm thanh qua dây ohụ. Còn khi hai người cùng chơi một đàn thì người thứ hai lại ngậm miếng thép làm công việc tạo nên sự cộng hưởng của âm thanh. Đàn Abel r1o rắc, tha thiết, thích hợp với việc thể hiện tâm trạng của những người gặp phải hoàn cảnh bi thương hoặc đang độ chín muồi của tình yêu đôi lứa.

Thuộc về nhóm các nhạc cụ bộ hơi, có tù và sừng trâu, kèn Adon và sừng dên, sáo 4 lỗ, khèn bằng các ống nứa nhỏ ghép lại, sáo dọc... Khèn, adon, tirêt trai gái Cơ Tu, Tà Oi thường mang theo bên mình, khi lên nương rẫy, cũng như lúc vui chơi hoặc sinh hoạt cộng đồng. Nó là phương tiện hữu hiệu để trai gái trao lời, gửi tiếng cho nhau, chẳng khác gì chiếc kèn lá của người gái H'mông ở miền Bắc.

Về các loại dân ca:
Dân tộc Cơ Tu, Tà Oi rất thích ca hát. Sinh hoạt gia đình, ma chay, cưới xin, hội hè đều có ca hát. Ca hát trong nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh là bộ phận hợp thành của những sinh hoạt này. Một số làn điệu được sử dụng nhiều trong đời sống người Cơ Tu, Tà Oi là:

Dân tộc Cơ Tu, trong tang ma thường hát các điệu: Kơ lan, Kơ lênh và Ra roi; trong sinh hoạt lễ hội Pdorâm (chuẩn bị trỉa lúa); lễ Prô ngót (lễ kết nghĩa giữa hai làng) lại hay dùng điệu Bơ noót.

Dân tộc Tà Oi, có làn điệu Ca lơi, rất được những người lớn tuổi yêu thích bởi nội dung các bài hát giàu tính triết lí. Trong ngày hội, khi sinh hoạt cộng đồng những người già thường hát Ca lơi theo lối đối đáp ứng tác. Nhiều khi người ta hát để phê phán những thói hư tật xấu còn tồn tại trong xã hội, và để răn dạy con cháu học và làm theo những người tốt, việc tốt. Cùng với điệu Ca lơi, trong sinh hoạt cộng đồng người Tà Oi còn hay hát điệu Roin. Đây là một làn điệu giàu tính chất trữ tình:

Chén rượu đầy cùng uống
Cùng múa hát thâu đêm
Chúc làng mới của bạn
Giàu có và no ấm
Vững như ngọn núi cao...

Lúc lên núi, khi đi nương để vui cái chân, cái tay, người ta ưa hát điệu Ba bóih. Trong nội dung các bài hát Ba bóih có chứa đựng nhiều kinh nghiệm sản xuất của đồng bào miền núi.

Cả hai dân tộc Cơ Tu và Tà Oi có loại dân ca giao duyên và cùng mang tên là hát "Cha chấp". Hát "Cha chấp" được trai gái đang độ tuổi yêu đương rất yêu thích. Nội dung của hai bài hát Cha chấp là lời tỏ tình, là tâm tư, tình cảm của những người giàu lòng yêu thương, khao khát một cuộc sống gia đình no ấm, yên vui...

"Anh bắt được con nai, em muốn anh là con rể của mẹ
Anh săn được con gấu, em muốn anh là con rể của cha..."

(Amo-mô kiêng a-cu - Dân ca Cơ Tu)
- "ở chúng ta có cái bụng thương nhau
Thương nhau nhiều hơn đá dưới dòng Đakrong
Thương dài hơn hàng cột nhà Kon prơn ha..."

(Dân ca Cha chấp - Tà Oi)
Tất nhiên trong nội dung các bài Cha chấp cũng như các bài hát theo các làn điệu khác không chỉ nói về tình cảm lứa đôi, mà còn chứa đựng nhiều khía cạnh khác; từ lời khẩn nguyện thần linh, niềm ước mong về mộr vụ mùa bội thu, đến đời sống vất cả, cảnh lao động nhọc nhằn của cư dân một vùng rừng núi đầy bất trắc, khó khăn...

Hiện thực xã hội, kinh nghiệm sống và các cung bậc trong tâm tư tình cảm của con người... luôn luôn có mặt trong các bài dân ca của dân tộc Cơ Tu, Tà Oi. Các bài dân ca được lưu truyền từ đời này qua đời khác và thường xuyên được bổ sung, đổi mới bằng sự ứng tác của các nghệ nhân trong các dịp sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội. Lời các bài dân ca thường có vần điệu, phù hợp với tiết tấu và giai điệu của từng loại dân ca.

Người Tà Oi, Cơ Tu ưa dùng lối so sánh, ví von trong diễn đạt. Các hình tượng nghệ thuật do các nghệ nhân dân gian tạo nên qua các khúc dân ca in rõ dấu ấn của lối tư duy cụ thể, giàu hình ảnh của đồng bào miền núi: ví như câu hát đối đáp sau đây của chàng trai và cô gái Pa Kô:

Anh sinh ra lúc trăng tròn
Qua bao mùa nương, mùa rẫy
Qua mấy mùa rừng thay lá
Em như mặt trăng, mặt trời, như sao anh muốn ngắm...
Anh sinh ra lúc trăng tròn
Em lớn lên vào mùa trăng tối
Nghĩ phận mình nghèo khó
Như cây khô trong rừng
Không biết có xứng cho anh ngắm không?

Về múa dân gian:
Nếu như đối với ca nhạc, đồng bào Cơ Tu, Tà Oi yêu mến, ham thích như thế nào thì đối với nhảy múa, họ cũng có cảm tình và niềm say mê như thế. Thuở xa xưa, khi đi săn về, trong tiếng chiêng, tiếng trống, người Cơ Tu múa điệu Yơ yă quanh cột nhà Gươil mừng thành quả vừa đạt được. Ngày nay, họ múa trong lễ hội đâm trâu, trong lễ tạ ơn thần linh sau mùa gặt, múa trong đám ma, đám cưới, khi tụ hội vui chơi... Người Tà Oi có múa Ma doóc, Ja doóc, người Cơ Tu có múa Raza (Ya Yă), múa đâm trâu...

Các điệu múa nhìn chung vui nhộn, động tác đơn giản nhưng rất sôi động. Già, trẻ, gái, trai đều có thể tham gia. Múa plong múa antuh của dân tộc Cơ Tu có tới 12 nam nữ thanh niên đứng trong đội hình. Tuy nhiên cũng có điệu múa chỉ có 6 - 8 người nữ (hoặc nam) cùng múa. Múa Cơ Tu do tốp nữ biểu diễn đã được Đoàn văn công nhân dân Trung ương khai thác, nâng cao và trở thành một tiết mục đặc sắc của Đoàn cách đây đã gần vài chục năm.

Trên đây, là một số nét về sinh hoạt ca múa nhạc của hai dân tộc Cơ Tu và Tà Oi ở Thừa Thiên - Huế. Vốn ca múa nhạc của hai dân tộc này sẽ có nhiều nét tương đồng với truyền thống ca múa nhạc của nhiều dân tộc khác sống trên vùng đất Trường Sơn - Tây Nguyên, song cũng có những nét rất riêng, khá độc đáo và đặc sắc. Những nét riêng ấy góp một phần làm phong phú thêm vốn văn nghệ dân gian của các dân tộc Việt Nam. Tiếc rằng, đến nay chúng ta chưa sưu tầm, khai thác được bao nhiêu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét