Dân tộc Ê Đê
Tên gọi khác
Rađê, Đê, Kpa, A Dham, Krung,
Ktul, Dlie Ruê, Blô, Epan, Mdhur, Bích
Nhóm ngôn ngữ
Malayô - Pôlinêxia
Dân số
195.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở tỉnh Đắc Lắc,
nam tỉnh Gia Lai và miền tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
Đặc điểm kinh tế
Người Êđê làm rẫy là chính, riêng
nhóm Bích làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc
đất. Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan
lát, dệt.
Hôn nhân gia đình
Trong gia đình người Êđê, chủ nhà
là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng
thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai
thay thế thì người chồng phải về với chị em gái mình. Nếu chết, được đưa về
chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.
Văn hóa
Người Êđê có kho tàng văn học
truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các
Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh Mlan... Đồng
bào yêu ca hát và thích tấu nhạc. Nhạc cụ có chiêng, cồng, trống, sáo, khèn,
đàn. Đing năm loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và được nhiều người yêu
thích.
Nhà cửa
Nhà người Ê Đê thuộc loại hình
nhà sàn dài. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà người chăm và
các cư dân khác ở Tây Nguyên. Nhà dài của gia đình lớn mẫu hệ. Bộ khung kết cấu
đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của thang, cột
sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặt biệt là ở hai phần. Nửa đằng
cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp
chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (tới 20cm), chiếng ché... nửa còn lại gọi là
Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo
chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian
nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp...
Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân
sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà
càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.
- Trang phục
Có đầy đủ các thành phần, chủng
loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây
Nguyên. Y phục cổ truyền của người Êđê là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc
sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy. Đàn ông đóng khố, mặc áo. Đồng bào ưa dùng các đồ
trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng qui định mọi người
đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng
nữa.
- Trang phục nam
Nam để tóc ngắn quấn khăn màu chàm
nhiều vòng trên đầu. Y phục gồm áo và khố. Aáo có hai loại cơ bản:
a) Loại áo dài tay, khoát cổ chui
đầu, thân dài trùm mông, xẻ tà. Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua
trang phục nam. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai,
cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ,
trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ
nhật tạo vẻ đẹp, khỏe. Loại thứ hai:
b) Loại áo dài (quá ngối), khoét
cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo ngắn trên,... Khố có nhiều
loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất
là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong
và băl là loại khố thường. Aáo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các
loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Aáo có giá trị
nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại
bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt
cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.
- Trang phục nữ
Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra
sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. Aáo phụ nữ là loại áo
ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo
dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm các bộ phận được
trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo,
gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ,
trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách
trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Cùng với áo là chiếc váy mở (tấm
vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm váy được gia công trí các
sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như
áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng
là phong cách hơi khác Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn
gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai,
myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ
thanh niên thường mặc váy kín. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu
áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (ao yêm). Xưa họ để tóc theo
kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc
đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ
có thể nhận ra người quen, thân.
Lễ cưới
Mùa xuân, có dịp lên vùng cao
thăm đồng bào Ê-Đê, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị. Ví như
"lệ" cưới hỏi của trai gái thuộc dân tộc này.
Người Ê-Đê có một cách làm đẹp
riêng. Trai gái đến tuổi trăng rằm - 15, 16 tuổi - phải cà 6 chiếc răng cửa của
hàm trên. Đây là tục lệ bắt buộc, không bạn trẻ nào có thể chối từ. Một chiếc
vòng tay được xem như "giấy chứng nhận", trao cho bạn trẻ vừa cà răng
xong, và từ đó họ có quyền tự do "tìm hiểu".
Dân tộc này có tục ở rể. Các cô
gái phải tự đi kiếm chồng và chịu phí tổn toàn bộ tiền cưới. Một cô gái đã
"nhằm" một chàng trao nào đó, thì nhờ ông "mối" đem chiếc
vòng đồng sang nhà trai để hỏi chồng. Chàng trai thấy "ưng bụng" thì
sờ tay vào chiếc vòng đồng ấy, rồi làm lễ nhận vòng. Vậy là, sự "ràng
buộc" giữa hai nhà đã có sợi dây thân thiết. Để tìm hiểu cô dâu được kỹ
càng, nhà trai có thể "đem" cô gái về ở nhà mình.
Tổ chức lễ cưới ở họ nhà gái. Tất
nhiên phải có lợn và rượu. Con lợn được mổ để lấy máu thoa vào chân cô dâu, chú
rể, rồi cúng tổ tiên cầu cho hai trẻ được sống hạnh phúc. Tiếp đó, ông
"mối" xúc cho cô, cậu mỗi người hai miếng cơm và ba chén rượu. Tất cả
mọi người có mặt đều ăn một miếng thịt và một miếng ruột lợn. Ông trưởng họ cầm
chiếc vòng đồng, cô dâu, chú rể sờ tay vào chiếc vòng đó, "tiết mục"
này kết thúc lễ cưới.
Sau ba ngày, đôi bạn trẻ về nhà
chồng lấy các thứ tư trang, dụng cụ sản xuất về nhà gái, để vợ chồng cùng làm
ăn. Người Ê-Đê coi ngoại tình là một tội nặng, vì sự việc không đẹp này gây nên
mùa màng bị thất thu cho cả buôn làng. Bởi vậy, kẻ ngoại tình phải phạt một con
lợn trắng, hai cái bát đồng, để làm lễ tế đất. Tế xong, bắt hai người trích máu
ở đầu ngón tay để uống, rồi xuống suối tắm cho sạch.
Rời bản làng người Ê-Đê, mời bạn
lên vùng cao phía Bắc, thăm bà con dân tộc La Hủ thuộc tỉnh Lai Châu. Tục lệ
cưới xin ở đây có nét đẹp riêng. Tháng 11, 12 hàng năm - là dịp Tết của người
La Hủ - cũng là mùa cưới của các đôi trai gái yêu nhau. Chàng trai tìm hiểu cô
gái, đã tới độ "chín muồi", anh có thể tới nhà cô gái ngủ một vài
tối. Tục lệ cho phép anh, chị có thể ngủ chung giường.
Lễ na-nhí, tức lễ dạm hỏi như
vùng xuôi, thường vào buổi tối. Ông "mối" cùng bố mẹ và anh em nhà
trai sang nhà gái để "có lời". Lễ vật là rượu và một thứ "quà
quý" của rừng - ("quà quý" này nhất thiết phải có thịt sóc
rừng). Qua trò chuyện, nhà gái thấy bằng lòng thì hai bên cùng uống rượu, nhắm
thịt sóc.
Sau lễ dạm là lễ hỏi, hai lễ này
cách nhau khoảng bảy, tám ngày. Theo tục lệ, lễ hỏi gồm hai chai rượu và số con
sóc phải là số chẵn chứ không được số lẻ, chừng 6 đến 8 con. Nhà trai phải
"tuân theo" số lượng con sóc của nhà gái: 6 hoặc 8 con, vì theo lệ từ
xưa, số sóc không được ít hơn 4 nhưng cũng không được nhiều hơn 8. Người làm
mối trong lễ hỏi còn là người "đầu bếp", tự tay làm thịt sóc, trình
bày các món ăn này sao cho ngon để mời nhà gái.
Trong khi ăn uống vui vẻ hai bên
trao đổi về tiền cưới và thời gian ở rể. Ngày xưa, tiền cưới khá "nặng
túi": những 70 đến 80 đồng bạc trắng. Trường hợp nhà rể nghèo, không có
bạc trắng, thì anh phải ở lại làm rể ngay tối hôm đó. Thời gian ở rể bây giờ
rút xuống còn từ 2 đến 4 năm, thời trước từ 8 đến 12 năm.
Nếu lễ ăn hỏi có số con sóc phải
chẵn, thì lễ cưới quy định: đoàn đi đón dâu phải là số lẻ, trong đó có hai ông
"mối" và chàng rể. Khi nhà trai đón dâu đi, ông "mối" trao
tiền cưới cho nhà gái. Trên đường đi, dù có nhớ bố mẹ, cô dâu cũng không được
ngoảnh lại nhìn ngôi nhà cô sinh ra và lớn lên, vì nếu vấp ngã, e sau này vợ
chồng có chuyện cãi cọ không hay.
Rước dâu về đến nhà, bà mẹ chồng
đã đứng đợi ở cửa. Bà lấy một nắm gạo xoa lên lưng con dâu, ngụ ý "xóa hết
cỏ để con dâu không mang cỏ về, trên nương sẽ không có nhiều cỏ mọc". Lại
còn tục lệ: bà mẹ chồng trồng hai cây riềng ở hai bên cửa vào nhà, rồi buộc sợi
chỉ trắng qua hai cây riềng. Lúc vào nhà, cô dâu đi phía tay trái, chú rể đi
phía tay phải, rồi chú rể dùng tay trái, cô dâu dùng tay phải "cắt"
đứt sợi chỉ đó, bước vào nhà. Xong thủ tục này hai họ cùng nâng chén chúc những
câu tốt lành và ăn uống vui vẻ.
Đi thăm đất nước vào dịp xuân về,
các bạn sẽ có được nhiều thú vui, nhiều điều bổ ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét