Dân tộc Cơ Ho
Tên dân tộc :
Cơ Ho ( Xrê, Nộp, Cơ lon, Chil, Lát, Tring )
Dân số :
Gần 100.000 người .
Địa bàn cư trú :
Cao nguyên Di Linh .
Phong tục tập quán :
Thờ nhiều thần linh như thần Mặt Trời, thần Núi, thần Sông... Sống định cư.
Người con gái đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ.
Ngôn ngữ :
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
Văn hoá :
Thơ được gọi là Tampla, giàu chất trữ tình. Có nhiều vũ khúc cổ truyền thường trình diễn trong các dịp lễ hội. Nhạc cụ cổ truyền: Chiêng, trống da nai, khèn bầu, khèn môi, đàn 6 dây ...
Dân tộc Cơ-ho có gần 145.857 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Cộng đồng Cơ-ho còn có các nhóm địa phương là Xrê, Nộp, Cơ dòn, Chil, Lát, Tring. Nhóm Xrê có số dân đông nhất, tập trung ở cao nguyên Di Linh. Tiếng Cơ-ho thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơmer.
Tên dân tộc :
Cơ Ho ( Xrê, Nộp, Cơ lon, Chil, Lát, Tring )
Dân số :
Gần 100.000 người .
Địa bàn cư trú :
Cao nguyên Di Linh .
Phong tục tập quán :
Thờ nhiều thần linh như thần Mặt Trời, thần Núi, thần Sông... Sống định cư.
Người con gái đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ.
Ngôn ngữ :
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
Văn hoá :
Thơ được gọi là Tampla, giàu chất trữ tình. Có nhiều vũ khúc cổ truyền thường trình diễn trong các dịp lễ hội. Nhạc cụ cổ truyền: Chiêng, trống da nai, khèn bầu, khèn môi, đàn 6 dây ...
Kinh tế
:
Sống chủ yếu bằng lúa rẫy và lúa
nước. Công cụ làm rẫy gồm rìu, xà gạt, xà bách, gậy chọc lỗ ...Dân tộc Cơ-ho có gần 145.857 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Cộng đồng Cơ-ho còn có các nhóm địa phương là Xrê, Nộp, Cơ dòn, Chil, Lát, Tring. Nhóm Xrê có số dân đông nhất, tập trung ở cao nguyên Di Linh. Tiếng Cơ-ho thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơmer.
Người Cơ-ho sống chủ yếu bằng lúa rẫy và lúa nước.
Nhóm Xrê làm ruộng nước và định cư từ lâu, còn những nhóm khác sống bằng rẫy.
Công cụ làm rẫy gồm: rìu, dao xà gạc, cuốc xà bát , gậy chọc lỗ...
Người Cơ-ho biết làm vườn, trong vườn trồng mít, bơ,
chuối, bo bo, đu đủ... Nhiều buôn làng sống định cư và chuyên canh cây cà phê,
dâu tằm.
Mỗi buôn của người Cơ-ho thường là bà con họ hàng gần
xa với nhau. Người con gái đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Hôn nhân một
vợ, một chồng bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ.
Người Cơ-ho quan niệm có nhiều vị thần: Nđu là thần
tối cao, sau đến thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất,
thần Lúa... Có nhiều nghi lễ liên quan đến cây lúa như: Lễ đâm trâu, lễ gieo
giống, lễ rửa chân trâu... Lễ đâm trâu (nho sa rơ-pu) là một nghi lễ linh đình,
thường được tổ chức sau khi thu hoạch xong mùa màng, chuẩn bị vào mùa rẫy mới.
Trong các nghi lễ này, người Cơ-ho dùng nhiều nhạc cụ cổ truyền. Bên bếp lửa và
ché rượu cần, già làng kể cho con cháu nghe nhiều sự tích, truyền thuyết, huyền
thoại, giảng giải thơ, ca dao về giống nòi và quê hương.
Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ-ho rất phong phú.
Thơ Cơ-ho được gọi là Tam pla, giàu chất trữ tình. Người Cơ-ho có nhiều vũ khúc
cổ truyền thường trình diễn trong các dịp hội lễ. Chiêng, trống da nai, khèn
bầu, khèn môi, đàn 6 dây, sáo... là những nhạc cụ cổ truyền với âm sắc độc đáo
và có cấu tạo mang bản sắc dân tộc.
Tết
Nhô Lir Bông của người Cơ Ho: Người Cơ Ho hay sinh sống ở Lâm Ðồng. Họ
ăn tết sau tết Nguyên Ðán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô
Lir Bông, tức tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ Lir Bông
có nghĩa là cót thóc. Người Cơ Ho rất quý trọng thóc lúa, vì thóc lúa là những
hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi
gia đình, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ
khác. Người ra lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa
sổ. Máu gà còn được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đẩt. Cỏ
tranh giã nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đình, sau đó
còn bôi lên những đồ gia dụng.
Sau lễ cúng cót thóc trong gia
đình, người Cơ Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy
múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới mãn.
Người
dân tộc Cơ Ho vui chơi ngày Tết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét