Dân tộc Hà - Nhì
Tên gọi khác
Tên gọi khác
U Ní,
Xá U Ní
Nhóm
ngôn ngữ
Tạng -
Miến
Dân
số
12.500
người.
Cư
trú
Cư trú
ở các tỉnh Lai Châu và Lào Cai
Đặc
điểm kinh tế
Nguồn
gốc chính của đồng bào là trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Hà
Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào
mương đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà...
Chăn
nuôi là một nghề phát triển. Các nghề thủ công như đan lát, dệt vải cũng rất
phổ biến. Phần đông người Hà Nhì tự túc được vải mặc.
Tổ
chức cộng đồng
Người
Hà Nhì hiện nay đã định cư, mỗi bản có khi đông tới 60 hộ. Người Hà Nhì có
nhiều họ, mỗi họ gồm nhiều chi. Dịp tết hàng năm có tục cả dòng họ tụ tập lại
nghe người già kể tộc phả của mình, có dòng họ nhớ được về xưa tới 40 đời.
Tên của
người Hà Nhì thường đặt theo tập tục là lấy tên người cha, hoặc tên con vật ứng
với ngày sinh của người ấy làm tên đệm.
Hôn
nhân gia đình
Trai
gái Hà Nhì được tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Mỗi cặp vợ chồng, phải trải
qua hai lần cưới. Ngay sau lần cưới trước, họ đã thành vợ chồng, cô dâu về nhà
chồng và theo phong tục ở Lai Châu cô dâu phải đổi họ theo chồng. Cũng ở Lai
Châu, có nơi lại ở rể. Lần cưới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn khấm khá và
thường là khi đã có con.
Tục
lệ ma chay
Phong
tục ma chay của các vùng không hoàn toàn giống nhau, nhưng có một số điểm
chung: khi trong nhà có người chết, phải dỡ bỏ tấm liếp (hay rút một vài nan)
của buồng người đó, phá bàn thờ tổ tiên, làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày
giờ tốt mới chôn. Người Hà Nhì không có nghĩa địa chung của bản, kiêng lấp đất
lẫn cỏ tươi xuống huyệt, không rào dậu hay dựng nhà mồ, chỉ xếp đá quanh chân
mộ...
Văn
hóa
Người
Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài. Nam nữ thanh niên có điệu múa
riêng, đều theo nhịp tấu, nhạc cụ gõ. Trai gái Hà Nhì tỏ tình thường dùng các
loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Các thiếu nữ thích thổi am-ba, mét-du, tuy-húy
hay nát-xi vào ban đêm. Con trai gảy đàn La Khư. Ngày lễ hội còn có trống,
thanh la, chập cheng góp vui. Người Hà Nhì có nhiều loại bài hát: các bà mẹ hát
ru, thanh niên nam nữ hát đối... Có hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới,
hát tiếp khách quí, hát trong ngày tết... Bài hát đám cưới của người Hà Nhì ở
Mường Tè (Lai Châu) dài tới 400 câu.
Nhà
cửa
Qua
việc so sánh đối chiếu những tài liệu về nhà cửa của cá dân tộc này thì thấy
rằng chỉ có nhà của người Hà Nhì là có những đặc trưng rõ rệt hơn. Tính thống
nhất của các đặc trưng này còn được thể hiện trên những địa bàn khác nhau.
Nhà ở
cổ truyền của người Hà Nhì là nhà đất. Bộ khung nhà khá đơn giản. Vì kèo cơ bản
là kiểu vì kèo ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm một cột hiên nên
trở thành vì bốn cột. Tường trình rất dày. Nhà không có cửa sổ, của ra vào cũng
ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trước nhà và lệch về một bên.
Mặt
bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian. Có hiên rộng ở mặt trước
nhà. Trong nhà chia theo chiều dọc: nữa nhà phía sau là các phòng nhỏ. Nửa nhà
phía trước để trồng, một góc nhà có giường dành cho khách, ở đây còn có bếp
phụ. Cũng có trường hợp hiên được che kín như là một hành lang hẹp thì cửa mở ở
chính giữa. Những trường hợp như thế này thuộc về gian chính giữa hoặc thêm một
gian bên cạnh có sàn cao khoảng 40cm để dành cho khách, ở đây cũng có bếp phụ.
Trang
phục
Phong
cách trang phục giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, và có phần không
điển hình ở phong cách trang trí. Váy đen, chỉ có mũ, khăn hai ống tay và nẹp
áo phụ nữ có trang trí. Trang trí ở ống tay giống phong cách Lô lô và Hmông.
Tìm cột mốc 3 cạnh
300 năm trước, người Hà Nhì mới đến đất Việt Nam này,
cộng đồng của họ còn đông đảo lắm ở bên Trung Hoa, vì thế bà con dùng tiếng
Quan Hoả và thích Hán tự lắm.
Già Pờ Sỹ Tài - một trí thức thuộc dòng dõi "quý
tộc" của khu vực này - bảo: "Hữu bằng tự viễn phương lai/ bất diệc
lạc hồ" (Bạn từ phương xa đến chẳng vui lắm sao). Tiễn các vị leo lên điểm
núi thiêng có cột mốc ngã ba biên giới, vừa vui, già Sỹ Tài vừa buồn: "Vì
hơn 70 tuổi, từ giờ đến lúc về giời, nếu Nhà nước làm đường ôtô lên cột mốc,
thì may ra ta mới đi được, chứ đi bộ 8 tiếng, thì người trẻ mới đi được thôi
mà!".
Thêm nhiều lần "choáng váng" giữa rừng
Ngày xưa ta còn khoẻ, thì cột mốc chưa xây, chỗ đỉnh
núi một tiếng gà ba nước cùng nghe kia, chỉ là một đống đá, có cái trụ đá ba
cạnh hướng mặt sang ba nước đã bị cụt. Năm 2005, người Hà Nhì gùi từng túi
ximăng, từng viên gạch viên đá vào xây, nghe nói mốc to đẹp lắm. Chỗ ấy, bên ta
gọi là núi Khoang Lao San, theo tiếng Quan Hoả tức là vùng rừng lạnh, vùng mây
mù vây bủa quanh năm, cao khoảng 1.864m so với mực nước biển; phía Trung Quốc
gọi là khu "Thập Tầng Đại Sơn" - 10 đỉnh núi lớn; phía Lào gọi là gì
thì ta không tường tận lắm. Hồi ta còn đi săn hổ, săn gấu... rừng ở khu vực cột
mốc ngã ba biên giới vẫn như bây giờ.
Bởi bà con không dám đẵn gỗ ở đó, bước chân người di
cư tự do đến tận bây giờ cũng chưa vào được đến đấy. Ngoài bản Tá Miếu là cỏ
tranh bạt ngàn, những quả đồi cao, đầy mây, ẩm ướt, nhưng chưa bao giờ có rừng
già cả, chỉ toàn cỏ tranh. Chỗ giáp ranh ba nước, rừng phía ta dày và nguyên
sinh, những cây gỗ lớn phủ toàn rêu xanh trông như con thú lông mượt đang đứng
đợi khách ven lối mòn, đẹp lắm lắm" - già Sỹ Tài nói với tôi, rồi tiếc rẻ
nhìn lên đỉnh trời có cột mốc ba cạnh, "ta đã già rồi, không còn đủ sức để
lên đó cùng con được".
001
Vẻ đẹp của rừng nguyên sinh ở khu vực ngã ba biên giới
(Khoang Lao San, Thập Tầng Đại Sơn).
Khi tôi còn dầu dãi ăn rừng ngủ thác với Sín Thầu lắc
lơ, thì cột mốc chưa xây. Lúc có mốc rồi, thì lại bận rộn, thật khó để dọn mình
cho mấy ngày leo núi (từ Hà Nội, ít nhất 5 ngày vừa đi xe, vừa đi bộ). Giờ mang
cả kho thiết bị và êkíp hùng hậu lên để làm phim tài liệu, thì trời lại đổ mưa,
khi lắc rắc khi hạt nặng như có ai đứng trên giời ném ngô vào mặt lá.
Giá rét căm căm, đúng là phải cắn răng liều một
chuyến, thì chúng tôi mới dám đặt cơm nắm và thịt gà rang, muối vừng làm lương
thảo phục vụ cho hành trình cầm chắc là vô cùng vất vả đó. Khuất Văn Dũng -
Trạm trưởng biên phòng A Pa Chải - xung phong vác AK đi dẫn đường, lại thêm
Toán Chu Cà - lính đồn 317 - được chỉ huy cắt cử đi khuân vác máy móc và khoác
súng bảo vệ đoàn...
"Chúng ta cần dậy từ 4h sáng, nắm cơm, chuẩn bị hành
lý, gậy leo núi, túi bọc máy móc vượt rừng mưa. Phải đi sớm, nếu không muốn ngủ
lại trong hốc cây, mái đá giữa rừng, người khỏe đi 8 tiếng, đoàn này... thì nếu
xuất phát từ khi trời chưa sáng, may ra về được trước khi trời tối" -
Khuất Văn Dũng nói như ra lệnh.
Cũng may là trời mù mịt mây trắng, cây cỏ chỉ ánh lên
đen đủi trong tầm nhìn hơn chục mét, nên trạm trưởng biên phòng Dũng thoải mái
"phủ dụ" các thành viên trong đoàn là gần lắm, cố mà đi nhé, sắp đến
đích rồi. Mây làm người leo núi như những kẻ khiếm thị, thế hoá ra lại hay, chứ
biết rõ lộ trình, khối người không đủ dũng khí lê bước khi các kẽ ngón chân đã
tứa máu tươi vì dốc núi.
Các đồi cỏ tranh mục nát, cỏ sắc và nhám đến ghê răng,
mưa rả rích thê lương, chúng tôi cứ ngã như... đập mẹt. Bù lại, rừng già tuyệt
đẹp, những cây cổ thụ khổng lồ, rêu mốc, cây ký sinh bám dày từ gốc lên ngọn,
từ thân sang cành nhánh, cứ sống, cứ chết với tuế nguyệt, mà chưa bao giờ chịu
một sự "xẻ thịt" nào của con người.
002
003
Trang phục truyền thống của người Hà Nhì vùng ngã ba
biên giới. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Vào đến rừng nguyên sinh vùng ngã ba biên giới này,
dẫu leo núi đến bạc mặt, dẫu không dám tin mình còn đủ sức để đi và về đến chỗ
cần đến, tôi bỗng dưng thấy đau đớn. Đau đớn vì rằng, hoá ra khu bảo tồn thiên
nhiên lớn nhất Việt Nam này từng giàu có quá, mỗi tàng cây là một kho báu sinh
thái kỳ thú, nó là tài sản tuyệt vời của con người. Ba trăm nghìn hécta rừng đã
được khoanh lại cho dự án bảo tồn, đây là khu rừng đặc dụng lớn nhất của lịch
sử giữ rừng Việt Nam; nhưng rồi người ta đã thả sức phá, thả buông cho kẻ khác
phá, phá đến mức năm 2008, UBND tỉnh Điện Biên chậm chạp ra một cái quyết định
thành lập khu bảo tồn, bấy giờ rừng chỉ còn có 45.000ha (chỉ còn chừng 1/7).
Toàn bộ vùng mênh mông cả trăm cây số tôi đã đi qua,
rừng trụi thùi lụi, núi chênh vênh trọc lốc như cái cằm vừa cạo hết râu của
người đàn ông nào đó. Sau 9 năm tôi đem ảnh cũ và ảnh mới, ký ức và hiện tại ra
so sánh, thì là một trời một vực, rừng bị tận diệt đến... buốt lòng.
Khoang Lao
San quyến rũ!
Hang ổ cuối
cùng của rừng già, rừng nguyên sinh chính là khu vực đỉnh núi Khoang Lao San
này đây. Rừng lạnh, rừng mây mù và rừng ở cái nơi mà chỉ vài bước nhãng chân là
bạn có thể từ quốc gia nọ bước sang hai quốc gia láng giềng kia một cách dễ
dàng. Rừng rậm rịt, suối gầm thét, cây cổ thụ đầy dây leo chằng chịt. Rừng
Việt, rừng Lào và rừng Trung Quốc nối tiếp nhau. Thoảng lắm mới có vết chân con
trâu thả bán hoang dã in trên nền đất, trên thân cây đôi lúc có vệt cào của con
gấu hoang, lắm lúc có dấu tích của nai hoẵng ở mái đá nhẵn thín...
004
Phá rừng đang là thảm
họa ở khu vực rừng nguyên sinh màu mỡ và rộng lớn bậc nhất Việt Nam - Mường
Nhé. Tuy nhiên, thủ phạm giết rừng không phải là những hộ dân có thói quen tích
trữ củi, coi củi là tài sản, sự "trù phú" của kho củi là một thước đo
đức hạnh người phụ nữ trong gia đình... như thế này. Họ là những kẻ phá rừng
hàng loạt, chở gỗ đi bằng ô tô.
Trên đỉnh núi cao nhất, mây bủa kín các gốc cổ thụ,
gió rít u u, lạnh thấu tim óc, trên đó là cột mốc ngã ba biên giới đầy huyền
thoại. Trạm trưởng Dũng bảo, có nhiều chàng biên phòng, trước khi hết thời hạn
đồn trú, dù nhiệm vụ không cần phải cuốc bộ lội núi cật lực 8 tiếng vào cột mốc
này, nhưng họ vẫn xin với chỉ huy cho phép được lên điểm cực tây thiêng liêng
của tổ quốc một lần, bấm một kiểu ảnh, để tìm nghe xem cái tiếng gà gáy ba nước
cùng nghe kia có thật hay không. Cũng như Dũng, Cà, họ tự hào và hạnh phúc lắm,
khi được đồn trú ở nơi này. Tôi cũng sững người, sau bao năm gắn bó nơi đây, giờ
mới đến được cái vị trí đặc biệt này.
Đặt trang trọng trên bệ vuông lát đá granít rộng tới
36m2, cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải (thường gọi là mốc O) có chiều cao 2m,
bằng đá hoa cương, hình lăng trụ, 3 mặt đá, mỗi mặt viết bằng chữ quốc ngữ và
có quốc huy của mỗi nước (gồm Việt Nam, Trung Quốc và Lào). Bên ta điệp trùng
rừng rậm, bên Trung Quốc từ cột mốc bước xuống là các bậc thang bêtông xây
khang trang đi tít hút vào miền rừng khá nhiều cây cổ thụ, phía Lào là bạt ngàn
các đồi cỏ tranh.
Toạ độ đặt cột mốc được trạm trưởng Dũng ghi chép cẩn
thận trong sổ tay, anh đọc và chúng tôi tiến hành dùng máy định vị toàn cầu GPS
đo thử một lần nữa. Lễ chào cột mốc được Khuất Văn Dũng và Toán Chu Cà chấn
chỉnh trang phục, đội mũ cối sao vàng, khoác súng AK, thực hiện trang nghiêm,
kính cẩn. Họ lặng lẽ hô nghiêm, đứng chào, trong khi chúng tôi nín thở im lặng.
Đường về, người ngấm lạnh, các dốc núi hoang vu ngấm
mưa trơn, dây thừng mang theo phát huy tác dụng khi buộc vào cây cổ thụ mà thi
nhau trườn tụt dốc. Trạm trưởng Dũng gần 10 năm đồn trú A Pa Chải, nhưng hoá ra
anh lại là người bị ngã nhiều nhất, bởi cây súng AK là "thủ phạm" làm
anh mất thăng bằng trên các chặng luồn rừng, vượt dốc núi quá trơn trượt.
Tôi lặng lẽ bỏ một vài quả mơ ngọt vào miệng khi cảm giác
mình đã đứt hơi, hai bắp chân đau như đang bị ai đó lóc thịt ra, để nhớ nhiều
hơn những hương vị hoang sơ của núi rừng ngã ba biên giới. Quả mơ ngọt, ăn vào
rồi thì uống nước suối bao giờ cũng thấy ngọt. Đó là lý do để người Thái có câu
chuyện cổ, về một dân tộc thơ ngây ở Tây Bắc bị mất lãnh thổ của mình chỉ vì
một quả mơ. Kẻ ngoại lai ấy đến, bảo họ có một dòng suối nước ngọt lắm, nếu đổi
những cánh đồng và các bản làng kia cho họ, thì họ sẽ ban cho dòng suối kỳ lạ
đó mà ngon ngọt mãn kiếp.
Họ dẫn đi thật xa, rồi làm như tình cờ để những người
tìm con suối quý ngồi kia nghỉ dưới gốc cây mơ ngọt và xơi vài quả. Thế là lúc
đến một con suối bất kỳ, cả đoàn người thơ ngây vớt nước lên uống thử, nước
ngọt lịm, lại có hương vị thơm là lạ. Càng uống càng ngọt. Vậy là cộng đồng
người bản địa chất phác kia chấp nhận cắt, đổi lãnh thổ của mình cho kẻ ngoại
lai nham hiểm.
Ngẫm thế, tôi chợt nhận ra cái chuyến lên địa đầu xa
xôi cực tây tổ quốc này không chỉ là dã ngoại leo núi, không phải là đi để xác
lập kỷ lục cho riêng mình hay gì gì đó, mà đích thực là một thứ hành hương với
những trải nghiệm kỳ thú và mến thương về văn hoá, tộc người, về đất mẹ - với
những con người lặng lẽ cho sự bình yên của xứ sở. Về cái giá của sự hoang sơ!
Các chiến sĩ biên phòng đứng trang nghiêm chào cột mốc
số 0, sau nhiều giờ trèo núi liên tục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét