Dân tộc Sán Dìu
Tên
gọi khác
Sán
Déo, Trại, Trại Đất, Mán quần cộc
Nhóm
ngôn ngữ
Hoa
Dân
số
95.000
người.
Cư
trú
Sống ở
miền Trung du các tỉnh Quảng Ninh, Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Bắc Thái và
Tuyên Quang
Đặc
điểm kinh tế
Người
Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, có phần nương, soi, bãi. Thêm vào đó, còn có
chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi thả cá, làm gạch ngói, rèn, đan
lát...
Từ lâu
đời, người Sán Dìu đã sáng tạo ra chiếc xe quệt (không cần bánh lăn) dùng trâu
kéo để làm phương tiện vận chuyển. Hình thức gánh trên vai hầu như chỉ dùng cho
việc đi chợ.
Hàng
ngày người Sán Dìu dùng cả cơm cả cháo, đồ giải khát thông thường cũng là nước
cháo loãng.
Tổ
chức cộng đồng
Người
Sán Dìu ở thành từng chòm xóm nhỏ.
Hôn
nhân gia đình
Trong
nhà, người chồng (cha) là chủ gia đình, con theo họ cha, con trai được thừa
hưởng gia tài. Cha mẹ quyết định việc cưới gả cho con. Con trai con gái phải
được xem số, so tuổi trước khi nên duyên vợ chồng.
Tục
lệ ma chay
Việc ma
chay cũng qua nhiều lễ thức. Từ sau 3 năm, người chết được bốc cốt - cải táng,
và đây là một dịp vui.
Văn
hóa
Thơ ca
dân gian của người Sán Dìu phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam
nữ (soọng cô) rất phổ biến. Truyện kể, chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu
nhảy múa thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo,
thanh la, não bạt cũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi của dân tộc
được đồng bào ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu,
kéo co.
Nhà
cửa
Người
Sán Dìu ở nhà đất. Nhà cửa đồng bào không có những đặc trưng riêng. Có lẽ vì
vậy mà người Sán Dìu đã tiếp thu mẫu nhà của người Việt khá dễ dàng.
Trang
phục
Trang
phục của người Sán Dìu đã và đang đổi thay gần giống trang phục người Kinh. Phụ
nữ Sán Dìu có tập quán ăn trầu và thường mang theo mình chiếc túi vải đựng trầu
hình múi bưởi có thêu nhiều hoa văn sặc sỡ, và kèm theo là con dao bổ cau có
bao bằng gỗ được chạm khắc trang trí đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét