Dân tộc Ba Na
Tên gọi khác
Tơ Lô, Giơ Lâng, (Y Lăng), Rơ Ngao, (Krem), Roh, Con Kde, A La Công, Kpăng Công, Bơ Môn
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
136.000 người.
Cư trú
Cư trú chủ yếu ở Kon Tum và miền Tây Bình Định và Phú Yên
Đặc điểm kinh tế
Người Ba Na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Cùng với trồng trọt từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu quý và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng...
Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định giá trị bằng con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn, hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v..
Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, ngoài được buộc rất cầu kỳ có giá trị như là một thứ trang trí
Tên gọi khác
Tơ Lô, Giơ Lâng, (Y Lăng), Rơ Ngao, (Krem), Roh, Con Kde, A La Công, Kpăng Công, Bơ Môn
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
136.000 người.
Cư trú
Cư trú chủ yếu ở Kon Tum và miền Tây Bình Định và Phú Yên
Đặc điểm kinh tế
Người Ba Na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Cùng với trồng trọt từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu quý và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng...
Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định giá trị bằng con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn, hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v..
Hôn
nhân gia đình
Tục hôn
nhân người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều
theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa
thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con đầu lòng mới dựng nhà riêng.
Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp
những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan
hệ anh-em, cha-con, mẹ-con.
Ơở
người Ba Na, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người
sống hòa thuận bình đẳng.
Tục
lệ ma chay
Người
Ba Na quan niệm con người chết đi hoá thành ma, ban đầu ở bãi mộ của làng, sau
lễ bỏ mả mới về hẳn thế giới tổ tiên. Lễ bỏ mả được coi như lần cuối cùng tiễn
biệt người chết.
Người
Bahnar có câu: " Khẽi ning nơng, pơm bơxát " nghĩa là "tháng
nghỉ làm nhà mồ", tháng nghỉ đó lại là mùa hội, mùa vui, mùa "uống
tháng, ăn năm, trâu đâm, lợn mổ". Không chỉ của người Bahnar mà còn của
người Giarai, Êđê và nhiều tộc người khác ở Tây Nguyên. Làm nhà mồ có nghĩa là
tổ chức lễ hội bỏ ma hay bỏ mả. Do đó, không phải ngẫu nhiên lễ bỏ mả lại là lễ
hội lớn nhất, tưng bừng nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và cũng mang
tính cộng đồng nhất của Tây Nguyên. Chính nhà mồ, tượng mồ - những tác phẩm
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo của Tây Nguyên được ra đời
vào dịp lễ hội thường niên này.
Người
Tây Nguyên quan niệm chết nghĩa là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác -
thế giới bên kia, thế giới của hồn ma. Bởi vậy, khi người chết đã ra đi là ra
đi vĩnh viễn để sống cuộc sống khác. Ngôi nhà mồ, những pho tượng mồ được làm
ra để phục vụ cho lễ bỏ mả hay cuộc chia tay, cuộc vui cuối cùng giữa người
sống và người chết. Để người chết ra đi thanh thản và có cuộc sống đầy đủ ở thế
giới bên kia, hôm làm lễ bỏ mả, người sống không chỉ làm nghi thức sinh thành
cho người chết mà còn chia của cải cho người chết đem đi. Cũng như nhiều dân
tộc trên thế giới, ở Tây Nguyên, nghi thức sinh thành được quan niệm và thể
hiện qua hành động giao hoan. Hiện giờ, nghi thức đó không còn nữa, nhưng theo
lời kể của các cụ già, trước đây, vào những đêm bỏ mả trai gái được tự do quan
hệ tình ái. Hình ảnh hay khái niệm sinh thành được thể hiện rất cụ thể và đậm
nét ở tượng nhà mồ.
Nếu đến
các khu nhà mồ Tây Nguyên ta sẽ như lạc vào cả một mê cung của rừng tượng gỗ
với rất nhiều những hình tượng khác nhau và cách thể hiện khác nhau. Thế nhưng,
chỉ cần đi nhiều một chút, để ý một chút, là sẽ nhận ra một hàng số xuyên suốt
qua các nhóm tượng: Hình ảnh về một sự sinh thành. Thông thường, ở hai bên cửa
nhà mồ đều có một cặp tượng trai gái hoặc đang phô bày cơ quan sinh dục của
mình hoặc đang giao hoan. Đứng bên cặp tượng trai gái đó, là tượng người đàn bà
chửa, còn ở các góc rào xung quanh nhà mồ là tượng những hài nhi đang ngồi.
Mặc dầu
khi được hỏi, đồng bào thường trả lời là làm tượng nhà mồ cho vui, cho đẹp,
nhưng tính phổ biến của ba loại tượng vừa kể trên khiến chúng tôi nghĩ rằng,
lớp tượng mồ đầu tiên là lớp tượng biểu hiện ý niệm về sự sinh thành. Sở dĩ
chúng tôi gọi lớp tượng này là lớp tượng đầu tiên vì ở không ít khu nhà mồ,
nhất là ở các vùng xa ta chỉ gặp ba hình ảnh: Giao hoan, đàn bà chửa và hài
nhi. Vì để thể hiện một hình tượng, một ý niệm, nên những con người ở lớp tượng
mồ cổ không phải là một con người cụ thể mà là " con người chung "
" con người khái quát " hay " con người vũ trụ ", còn ngôn
ngữ của điêu khắc là ngôn ngữ gợi chứ không tả. Một điều khá đặc biệt và đáng
lưu ý nữa của lớp tượng mồ thứ nhất này là bố cục đồng hiện ý - ba hình ảnh hay
ba hành động diễn ra trong ba thời gian kế tiếp nhau: giao hợp, chửa, hình hài
nhi, được thể hiện cùng một lúc trên một mặt phẳng của lối rào quanh nhà mồ. Do
vậy, chúng tôi gọi phong cách đầu của tượng nhà mồ Tây Nguyên là phong cách
biểu tượng gợi tả - đồng hiện ghi ý. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây Nguyên
gọi những tượng mồ lớp xưa này là "hình" chứ không phải "tượng"
(tiếng Giarai là rup, tiếng Bahnar là mêu).
Nếu
thống kê hết tên gọi rồi xếp vào một bảng danh mục, ta sẽ phải ngạc nhiên trước
sự phong phú và đa dạng về nội dung của tượng nhà mồ Tây Nguyên, vì hầu như
toàn bộ cuộc sống của con người đều được nghệ nhân dân gian thể hiện lên các
tác phẩm của mình. Thế nhưng cả bức tranh cuộc sống sinh động đó lại nhằm phục
vụ cho người chết. Người Tây Nguyên tạc những tượng mồ ở nhà mồ để những người
đó đi hầu cho người chết ở thế giới bên kia. Tuy nội dung hay ý nghĩa của các
hình tượng thì phong phú như vậy, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên lại gọi
gộp tất cả những tượng mồ loại này vào một nhóm - những người hầu (tiếng Giarai
- hlun, tiếng Bahnar - đích). Rất có thể, cũng như ở nhiều nơi khác trên thế
giới, xưa kia ở Tây Nguyên, người hầu hay tù binh đã bị chôn theo các tù trưởng
lớn. Chính dấu ấn của thời "chiến tranh bộ lạc" xa xưa mà các truyện
cổ và sử thi Tây Nguyên thường nói tới, đã còn để lại dấu ấn lên nội dung nhà
mồ. Giờ đây, người Tây Nguyên tạc lên tượng nhà mồ những con người hay những
con vật với một ước muốn là những người mà vật đó sẽ theo hầu hạ người chết ở
thế giới bên kia. Những con người, những con vật ở lớp tượng mồ thứ hai này tuy
cụ thể rồi những cũng vẫn là những con người hay những con vật chung chung:
người đánh trống, phụ nữ giã gạo, thợ rèn, lính Pháp, người thợ chụp ảnh, chàng
thanh niên, cô gái, cầu thủ đá bóng, con voi, con chim, con cú... Tất cả những
hình tượng đó nhấp nhô quanh nhà mồ và tạo ra cả một bức tranh sinh động về
cuộc sống để người chết sẽ mang đi sau lễ bỏ mả.
Dần dà,
theo thời gian, nội dung của lớp tượng mồ thứ hai đã lấn dần để rồi át hẳn cả
lớp nội dung trước đó, ở nhiều nhà mồ, những tượng đáng lý phải thể hiện ý niệm
về sự sinh thành, đã phải "chuyển mình" thành hình ảnh những người
theo hầu người chết: những cặp trai gái giao hoan biến thành những chàng trai,
cô gái, hay đàn ông, đàn bà, những hình ảnh hài nhi biến thành tượng người
buồn, người khóc ...
Do nội
dung trở nên phong phú hơn, sinh động hơn, gần cuộc sống hơn, nên ngôn ngữ tạo
hình của lớp tượng thứ hai cũng bớt trừu tượng đi để đến với ngôn ngữ của tả.
Nếu tượng mồ lớp cũ trừu tượng và mang tính chất khái quát bao nhiêu thì tượng
mồ mới hiện thực và sinh động bấy nhiêu. Nếu ở các tượng mồ lớp trước tính biểu
tượng là chính thì ở tượng mồ lớp sau lại là tính hiện thực. Thế nhưng, cái
thực của tượng mồ lớp thứ hai vẫn được thể hiện chủ yếu bằng các nét, các khối
mang tính gợi và tính khái quát chứ không bằng ngôn ngữ tả đến từng chi tiết.
Chính những đặc tính khái quát chứ không bằng ngôn ngữ tả đến từng chi tiết.
Chính những đặc tính khái quát và gợi cảm của ngôn ngữ tại hình cũng như của
hình tượng tạo ra nét hoành tráng của tượng nhà mồ Tây Nguyên. Những pho tượng
mồ, mặc dầu không lớn vì phải khuôn vào thân cây gỗ, cứ như nở tung ra và vươn
cao lên trong không gian.
Dựa vào
những đặc trưng của nội dung hình tượng và ngôn ngữ tạo hình, chúng tôi tạm gọi
phong cách thứ hai của tượng nhà mồ Tây Nguyên là phong cách tả thực - trần
thuật - một phong cách gần với phong cách của sử thi.
Trong
những thập niên gần đây, những thay đổi trong cuộc sống sinh hoạt và những tiếp
xúc mới rộng rãi hơn đã có những tác động không nhỏ vào tượng mồ Tây Nguyên.
Những người thợ tạc tượng dân gian Tây Nguyên hiện nay thích làm cho tượng của
mình giống như thực hơn, cầu kỳ chi tiết hơn. Vì vậy, tượng nhà mồ mất dần tính
trầm tư, khái quát và hoành tráng vốn có của mình. Nội dung tượng thì ngày càng
nhiều thêm, trong khi đó, tính nghệ thuật thì ngày một mất đi. Bởi thế mà giờ
đây lên Tây Nguyên, dù vào mùa đẽo tượng, ta không còn gặp nhiều tác phẩm nghệ
thuật tượng mồ đẹp như xưa nữa.
Theo
phong tục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tượng mồ được làm ra để phục vụ
cho lễ bỏ mả và chỉ có tác dụng trong những ngày hội lễ mà thôi. Sau lễ bỏ mả,
thì ngôi nhà mồ cùng những tượng mồ cũng bị bỏ luôn. Năm tháng, nắng mưa sẽ dần
dà làm hư hỏng rồi tan biến những tác phẩm nghệ thuật tượng mồ vào với đất. Cả
một di sản văn hóa nghệ thuật cứ mất dần, mất dần và ngày càng suy thoái .
Văn
hóa
Trong
kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các điệu múa
trong ngày hội và các lễ nghi tôn giáo. Nhạc cụ Ba Na đa dạng: những bộ cồng
chiêng kết cấu khác nhau, những đàn T'rưng, brọ, klông pút, kơ ni, khinh khung,
gôông, v.v... và những kèn tơ nốt, arơng, tơ-tiếp v.v... Nghệ thuật chạm khắc
gỗ của người Ba Na độc đáo. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông
và đặc biệt những tượng ở nhà mồ v.v... vừa mộc mạc, vừa đơn sơ, vừa tinh tế và
sinh động như cuộc sống của người Ba Na.
Nhà
cửa
Nhà
người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Cho đến nay, nhà của người Ba Na đã có rất
nhiều thay đổi, hầu như không còn nhà sàn dài. Nhà sàn ngắn của các gia đình
nhỏ là hiện tượng phổ biến. Mặc dù có nhiều thay đổi như vậy nhưng vẫn tìm được
ở những địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na có những đặc điểm như là
những đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na, nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là
hai mái chính với hai mái phụ hình khum-dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu
dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy từng địa phương).
Vác che nghiêng theo thế "thượng thách hạ thu". Có nhà, cột xung
quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước
mặt nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý
là dưới đáy cối có một cái "ngõng", Khi giã gạo người ta cắm cái
ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn. Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, ngoài được buộc rất cầu kỳ có giá trị như là một thứ trang trí
Bộ
khung nhà kết cấu đơn giản. Đã là vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ
chức mặt bằng cũng đơn giản là 1 hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Ngay như nhà
của những người theo đạo Kitô cũng giữ lại kiểu bố trí trên mặt bằng như vậy.
Ngôi
nhà công cộng (nhà rông) cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở
của làng, nơi các bô lão tề tựu bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi thanh
niên chưa vợ và trai góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của
cộng đồng, nơi tiếp khách lạ vào làng.
Trang
phục
Mang
phong cách chung của khu vực nhưng có cá tính riêng đặc biệt là qua phong cách
thẩm mỹ.
- Trang phục nam
Thường
nhật, nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có
đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khổ kiểu chữ T
theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày lạnh
rét, họ mang theo tấm choàng. Xưa nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa.
Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu 'đầu rìu'. Trong dịp lễ bỏ mả, họ
thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay
bằng đồng.
- Trang phục nữ
Phụ nữ
Ba Na ưa để tóc ngang vai, khi thì búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm
bằng đồng, thiếc. Có nhóm không chít khăn mà chỉ quấn bằng chiếc dây vài hay
vòng cườm. Có nhóm như ở An Khê (Sông Bé), Mang Giang hoặc một số nơi khác chị
em chít khăn trùm kín đầu, khăn chàm quấn gọn trên đầu. Xưa họ đội nón hình
vuông hoặc tròn trên có xoa sáp ong để khỏi ngấm nước, đôi khi còn có áo tơi
vừa mặc vừa che đầu. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng
xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay (theo kiểu hình nón cụt). Nhẫn được dùng phổ
biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý
nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là
kim loại, có thể là tre, gỗ. Tục cà răng mang theo quan niệm triết lý của cộng
đồng hơn là trang sức. Phụ nữ Ba Na mang áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân
và váy. Aáo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường ngắn hơn váy
Ê Đê, nay thì dài như nhau. Quanh bụng còn có đeo những vòng đồng và cài tẩu
hút thọc vào đó. Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so
với dân tộc Gia Rai hoặc Ê Đê. Tuy nhiên nó được chọn ở phong cách mỹ thuật
trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Cũng theo nguyên tắc của
lối bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na giành phần chính
ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn 1/2 áo, váy cũng như hai ống tay để
trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn hình học với các màu trắng đỏ),
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét