Dân tộc Ra Glai
Tên gọi khác
Tên gọi khác
Ra
Glây, Hai, Noana, La Vang.
Nhóm
ngôn ngữ
Malayô
- Pôlinêxia
Dân
số
70.000
người.
Cư
trú
Sống
chủ yếu ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận .
Đặc
điểm kinh tếTrước đây đồng bào sống du
canh bằng nương rẫy. Trên rẫy thường trồng lúa ngô... Hiện nay đồng bào làm cả
ruộng nước. Săn bắn, hái lượm và các nghề thủ công (chủ yếu là nghề rèn và đan
lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình.
Tổ
chức cộng đồng
Người
Ra glai sống thành từng pa-lây (làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn
nước. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình.
Đứng đầu pa-lây là pô pa-lây (trưởng làng), thường đó là người có công khai phá
đất đầu tiên. Trưởng làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán
nặng.
Hôn
nhân gia đình
Trong
xã hội người Ra Glai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, còn tính theo dòng họ mẹ. Mẹ
hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Cô gái nếu ưng thuận
chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng. Trong hôn nhân ngoài quyền
của người mẹ, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng.
Người
Ra Glai có nhiều dòng họ: Chăm Ma-Léc, Pi Năng, Pu Pươi, Asah, Ka-Tơ... trong
đó họ Chăm Ma-Léc là đông hơn cả. Mỗi họ đều có một sự tích, truyền thuyết kể
về nguồn gốc của họ mình.
Văn
hóa
Người
Ra Glai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch
sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc.
Hình
thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. Nhạc cụ của người Ra
Glai gồm nhiều loại, ngoài chiêng, cồng còn có đàn bầu, kèn môi, đàn ống tre...
Hàng
năm sau mùa thu hoạch, cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để tạ ơn Giàng (thần)
và ăn mừng lúa mới.
Nhà
cửa
Nhà sàn
là nhà ở truyền thống của người Ra Glai. Từ nền đất đến nhà sàn không cao quá
một mét
Trang
phục
Không
có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm của các dân tộc
trong cùng nhóm ngôn ngữ ( như Chăm, Ê Đê...).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét