Dạn Tộc A Rem


Dạn Tộc A Rem
* Cu Làng Cát

Cạnh đồng bào Rục là tộc người A Rem nhỏ bé giữa rừng già di sản Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình). Họ cũng vừa mới hơn 50 năm rời hang đá, cuộc sống quần tụ dưới mái những dãy núi đá vôi lừng lững.
 

Một gia đình A Rem

Cuộc sống của họ đu bám vắt vẻo trên những xà nhà, mắt vui vui nhìn mái nhà lạ lẫm với tồn lạnh nghe mưa lộp cộp nhưng không ướt.

 

Ánh mắt trẻ con A Rem

Tập tục sản xuất và tư duy của người A Rem vẫn chưa thể vượt ra khỏi các ngọn núi đá vôi bao quanh. Họ sống ở xã Tân Trạch, Bố Trạch. Hiện đã có hơn 68 hộ, 307 nhân khẩu. Ngày mới được bộ đội biên phòng đưa ra khỏi hang của hơn 50 năm trước chỉ 18 người. Đến năm 1992 lên 98 người và nay đã là 307 người.

            Nay họ ở trong những căn nhà chắc chắn, nhưng đất sản xuất vẫn hiếm do sống giữa vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, cái ăn với họ là nỗi ám ảnh đắng đót. Họ hiện đang tập cầm cái cuốc, tập dần những lao động, sản xuất cơ bản để đưa vào túi khôn phát triển của mình.

Phụ nữ và trẻ con A Rem

Mỗi năm, Bí thư xã Nguyễn Văn Sĩ vẫn thường đi xin gạo cho người A Rem. Bởi ông làm Bí thư xã ở vùng đất này, xã chỉ quản lý người A Rem và mấy hộ người Vân Kiều. Ông Sĩ từ miền xuôi lên gắn với dân bản, năm nào cũng nhiều bận về xuôi xin gạo cho đồng bào, bởi chưa có lúa nước, mà quanh vùng không có đất nào làm được lúa nước.

            Hôm trước, trao gạo cho đồng bào Rục, mình bất ngờ một chuyện mà chưa kể, có người hỏi A Rem thế nào. Ngớ người, họ quan tâm nhau. Mình biết, họ vẫn quan tâm nhau, nghĩa đồng bào mà, họ vẫn qua lại với nhau giữa rừng già đá vôi, đi rừng vẫn chào hỏi nhau và khi người Rục nhận được gạo, họ vẫn hỏi đến người A Rem. Quả là quý nhau tấm lòng.

 

Trẻ con và người lớn A Rem mặc bất cứ thứ gì họ nhận

Nay quỹ tiền mặt đưa gạo lên với đồng bào Rục đã đạt hơn 203 triệu đồng. Đã cùng một nhà tài trợ đưa lên đó 6 tấn gạo, trích ra hơn 30 triệu mua và vận chuyển dầu ăn, cá khô cùng gạo, nước mắm, mì chín của anh Đỗ Biên Quốc lên với bà con. Sắp tới gạo đợt 2 cho đồng bào Rục còn nhà tài trợ khác cũng từ TP. Hồ Chí Minh thêm 6 tấn gạo, cũng sẽ trích khoảng ba mươi triệu nữa mua các nhu yếu phẩm thiết yêu lên với đồng bào Rục. Lúc đó, cũng là gần mùa cấp thêm gạo cho người Rục của chương trình 30a (hỗ trợ gạo huyện nghèo nhất nước).

            Nhưng quỹ vẫn còn hơn một trăm triệu, cái nghĩa người Rục vẫn nghĩ đến anh em A Rem, mình cũng nghĩ, nên chăng sẽ chia cho người A Rem gạo và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác. Bởi họ cũng là đồng bào thuỷ chung.

            Nếu bà con đồng ý, xin ý kiến chỉ bảo.

Cu Làng Cát

 
 

Tham Khào thềm:
Người A Rem, một trong năm nhóm tộc người ( Dân tộc Sách, Dân tộc Mày, Dân tộc Rục, Dân tộc A Rem, Dân tộc Mã Liềng ) thuộc dân tộc Chứt.

người Vân Kiều, Pakô ở Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị...

( Năm 1956, khi tộc A Rem được phát hiện, họ chỉ có 18 người. Cuộc sống A Rem nguyên thuỷ trong những hang đá hoặc dưới rèm đá ở rừng già Phong Nha Kẻ Bàng. Thời điểm đó, các nhà khoa học kết luận tộc người này ngoài cuộc sống ăn lông ở lỗ ra không có bất cứ tài sản nào về tinh thần. Thế nhưng mới đây, các nhà khoa học đã khẳng định: Gia tài văn hoá người A rem rất đặc biệt. Họ có ngôn ngữ, có phong tục rất bí ẩn… Người A Rem chỉ có 2 họ, con trai sinh ra mặc nhiên mang họ Đinh và con gái mang họ Y. )

Ăn bốc là đặc trưng của người A Rem, người A Rem trồng lúa nương giống như lúa nếp ở dưới xuôi. Gạo nấu thành cơm rất dẻo.
 
Đã có lúc người ta đã tưởng bộ tộc A Rem (Một nhánh thuộc dân tộc Chứt - sống ở miền tây Quảng Bình) đã tuyệt chủng khi lần đầu tiên phát hiện ra họ (năm 1956) chỉ còn 18 người sống trong hang đá giữa hoang mạc đá vôi Kẻ Bàng. Giờ đây, cả bộ tộc đã có đến 185 người - đây được xem là bộ tộc ít người nhất Việt Nam...

Gần 20 năm trước, tôi đã tìm đường lên thăm người A Rem ngày ấy còn sống trong những hang đá như thuở hồng hoang. Một thời gian dài, tôi vẫn theo dõi thông tin về người A Rem qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đó là những thông tin tốt lành : “Người A Rem đã hồi sinh…”, trong chuyến trở lại Phong Nha - Kẻ Bàng, tôi lại ngược đường 20 vào bản A Rem...

Bản A Rem bây giờ đã khang trang nằm giữa rừng Kẻ Bàng với hàng chục ngôi nhà sàn mái tôn, vách ván. Ngay tại đầu bản có một tấm bia ghi “Bản A Rem — công trình của nhân dân TP.HCM tặng”.  

Những ngày rét mướt

Một cuộc đổi đời ? Gương mặt người A Rem tôi gặp trong một ngày đông rét mướt thật không vui. Người trong ảnh là ông Đinh Lầu, trưởng bản A Rem nói :"Có cái nhà, có trường cho bọn trẻ học, nhưng xa suối, xa những lèn đá nơi có rau , có cá...không có cái ăn nên chẳng biết làm gì, ngoài việc đi lang thang quanh làng..."

 

Trẻ con A Rem

Bọn trẻ cứ quấn mền chống rét đi ra tới đi lui trên con đường bằng bê tông quanh bản...

Cô bé A Rem này có gương mặt thật xinh, nhưng em luôn ngơ ngác nhìn khách lạ ghé thăm bản. Em đang đói khát, vì bản mới cách xa nguồn nước đến hơn 10 cây số. Khi em sinh ra, cả bản đã không còn ở hang đá nữa, em không có khái niệm về tên của dân tộc mình :"A Rem - người trong hang đá".


Bà Y Bo - một trong những nhân chứng sống còn lại của một thời"bộ tộc sống trong hang đá".


Bà không chồng con, gia đình, sống bằng trợ cấp hàng tháng. Bà được cấp một căn nhà sàn to lớn, nhưng bên trong chẳng có thứ gì giá trị. Cũng như bao người A Rem, bà Y Bo không nhớ được tuổi của mình, vì cả đời chưa bao giờ biết đến mùa rẫy để tính tuổi. Bà Y Bo nói :"rất thích ngôi nhà, rất thích bản mới, rất thích được tiền trợ cấp của nhà nước cho người A Rem, nhưng cái thích nhất của bà là trở lại hang Rục Cà Ròong, vì nơi đó có suối, có cá, có cái rau rừng sống thoải mái hơn…”.

Cả một đời sống trong hang đá, tay chân mà biến dạng qua những lèn đá...Giờ đã đổi đời hơn chục năm, mà bà Y Bo vẫn chưa thích nghi được với cuộc sống hiện đại giữa rừng...


Ngày ngày bà vẫn rồi bên bếp lửa nhớ về hang Rục Cà Roòng. Chung ta có hiểu người A Rem ? Tiện nghi, vật chất có thay đổi được cuộc sống của họ ?

Tôi cũng không hiểu vì sao người ta lại chọn nơi này làm chốn định cư cho người A Rem. Nơi này không có đất canh tác, rất xa nguồn suối, nguồn sống và cung cấp thực cách đó đến 13 cây số, nhưng hư hỏng liên tục, cho đến giờ đã ngưng hoạt động. Tất cả nước sinh hoạt cho 42 hộ dân với 185 nhân khẩu cùng với hàng chục cán bộ biên phòng, kiểm lâm, giáo viên, cán bộ địa phương…đều dồn vào một khe nước nhỏ sắp cạn trơ đáy. Nhiều người cho biết, hồi sống ở hang đá Rục Cà Ròong khổ lắm, nhưng họ không sợ đói, sợ khát, còn bây giờ, tiền công bảo vệ 1.000 ha rừng mà nhà nước chi cho người A Rem mỗi tháng chỉ hơn ba triệu đồng, nhưng nếu chia đều cho hơn 40 hộ thì chỉ như giọt muối bỏ biển, tất cả đều được trả bằng lương thực, thực phẩm — một cách để bà con A Rem bỏ tục uống rượu, một hủ tục khủng khiếp của người A Rem, uống quên ăn, uống đến chết…


Báo chí cứ luôn nhắc tới hai chữ"đổi đời"cho người A Rem, thực ra chúng ta càng làm khổ họ hơn. Giá trị của vật chất, của văn minh theo chúng ta nghĩ có thay đổi được số phận họ ?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét