Dân tộc Nùng
Tên gọi khác
Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
706.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang
Đặc điểm kinh tế
Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng... Hồi là cây quí nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.
Tên gọi khác
Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
706.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang
Đặc điểm kinh tế
Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng... Hồi là cây quí nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.
Tổ
chức cộng đồng
Đồng
bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng
nước sau bản là nương và vườn cây ăn quả.
Văn
hóa
Người
Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang
trọng của đồng bào là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu chéo chén
có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng bào.
Đồng
bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca
đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa
quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã
một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu
trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng
khi ở xa quê hương.
Lễ hội
nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng
tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng
năm.
Nhà
cửa
Nhà Tày
- Nùng có những đặc trưng riêng không giống các cư dân khác trong cùng nhóm
ngôn ngữ Tày - Thái.
Bộ
khung nhà Tày - Nùng cũng được hình thành trên cơ sở các kiểu vì kèo. Có nhiều
kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ kiểu vì kèo - ba cột. Để
mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai bếp vì kèo ba cột để
trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào vượt quá được bảy
cột.
Bộ
khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc trưng:
─ Ô vì
kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một trụ ngắn hình "quả
bí" (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân kèo.
─ Đệ
liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì kèo với nhau, người ta không
dùng các đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài xuyên qua thân các cột.
Mặt
bằng sinh hoạt của nhà Tày - Nùng trên cơ bản là giống nhau: mặt sàn chia làm
hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành cho sinh hoạt của nam. Các
phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều giáp vách tiền và hậu.
Nói đến
nhà Tày - Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại hình nhà khá đặc biệt, đó là
"nhà phòng thủ". Thường là có sự kết hợp gữa nhà đất và nhà sàn (đúng
hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày (40-60cm) để chống đạn.
Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có lô cốt chiến đấu. Loại
nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng chống trộm cướp.
Trang
phục
Đặc
điểm trang phục: ít có biểu hiện đặc sắc về phong cách tạo hình (áo nam giống
nhiều dân tộc khác, áo nữ là loại năm thân màu chàm, quần chân què ít trang
trí). Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội khăn
và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét