GS. Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 019 ]
Thái Bình
―  Cổng đền Kiếp Bạc.
Đền dựng ở làng Dược Sơn trên nền phủ cũ của đại vương sau khi dẹp giặc Nguyên Mông về ẩn cư. Cổng đền được xây lại theo kiểu mới nhân dịp trùng tu đền khoảng năm 1920-25. Là 1 bức tường cao trổ 3 cửa cuốn tròn, trên không có mái mà đắp 3 ô dài trang trí với lưỡng long triều nguyệt. Trên cửa chính, mặt sau đắp 5 chữ: "Vạn cổ thử giang sơn " trích trong 1 bài thơ của đức Trần Hưng Đạo,  mặt trước cũng đắp 5 đại tự chữ hán: "Trần Hưng Đạo vương từ" và trên trụ tường 2  bên câu đối bất hủ của cụ Vũ Phạm hàn:

Gia phả dân tộc Việt Nam


Gia phả dân tộc Việt Nam cùng Tổ quốc

Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang gây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).

Tuyệt tác trang sức phụ nữ


Tuyệt tác trang sức phụ nữ các dân tộc Việt Nam

 

photo

Mỗi một dân tộc ở Việt Nam lại có phong cách chế tác đồ trang sức khác nhau với hình dạng và các đường nét hoạ tiết dân gian sinh động mang đặc trưng văn hóa của riêng dân tộc mình.

 Dù ở miền đất nào, đồ trang sức là vật dụng làm đẹp không thể thiếu đối với người phụ nữ. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với các dân tộc anh em sinh sống ở Việt Nam. Tuy vậy, đối với phụ nữ các dân tộc Việt, đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn hàm chứa nhiều thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư như tình cảm, gia đình, thể hiện địa vị xã hội, sự giàu sang, cũng như có tác dụng cầu may, ngăn chặn tà ma, gió độc...

VN Phát hiện bãi đá cổ


VN Phát hiện bãi đá cổ chưa từng thấy giữa rừng thẳm

 (VTC News) - Mới đây, ông Trần Ngọc Lâm, người sống hơn 10 năm nay trên đỉnh Fansipan, xuống núi thông báo với tôi rằng, ông đã phát hiện một bãi đá có hình khắc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn. Ông Lâm đề nghị tôi lập tức vào trong rừng để tìm hiểu, viết bài, nhằm kêu gọi các nhà khoa học nghiên cứu, bảo tồn trước khi nó biến mất.

50 năm giải mã

Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt  (1)

 
 (VTC News) - Ông Xuyền nói: “Đây là chữ Khoa đẩu, chữ của người Việt cổ, của tổ tiên chúng ta. Từng chữ bốc lên như ngọn lửa, nên gọi là Hỏa tự”. Trong tôi trào dâng niềm xúc động, mặc dù, nhìn vào những dòng chữ đó, tôi chả hiểu được điều gì.

Cùng Một Tổ Quốc


Cùng Một Tổ Quốc

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, do đó có rất nhiều kiểu ăn tết rất riêng, biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của mỗi dân tộc. Có những dân tộc ăn tết rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết.

Tết Prơ-giê-răm của người Cơ Tu: Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-răm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. ở nhà Guơi (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà Gươi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng...

Chữ Việt cổ


Chữ Việt cổ - chữ của nền văn minh rực rỡ?
(VTC News) - Thứ chữ Việt cổ mà ông Xuyền giải mã, thực sự là một thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ, loại chữ của một dân tộc mà trí tuệ đã đạt đến một đỉnh cao nhất định.
Tin liên quan
 Bí ẩn chữ viết thời Hùng Vương (kỳ 3)
 Sự thật ngôi miếu thờ thầy trò thời Hùng Vương (kỳ 2)
 Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt (kỳ 1)

Biên giới các dân tộc


Biên Giới
" Ka lăng Thu Lũm Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si". Xin lỗi cả nhà nhé! Anh battramdao chém kinh quá, tuy là có cái công đi nhưng toàn thấy khoe xe cộ với quan hệ, với cả đồ nghề... chưa thấy có cái Pic nào của đồng bào cả. Lại còn cái vụ Mường Tè bắn cả pháo bông đón các anh ấy nữa. Đi du lịch để thỏa mãn sở thích "Phượt" thì cứ đi, giúp dân cái gì đâu mà lôi cái "tít" khủng thế! Khiêm tốn và thực tế một chút đi anh battramdao, anh chưa phải người đầu tiên của cái Diễn đàn này lên đó đâu.

Bí ẩn bộ sách cổ


Bí ẩn bộ sách cổ của người Dao đỏ
Người dân sống ở lưng chừng dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Phời, Lào Cai từ già đến trẻ ai cũng biết ông Lò Quẩy Vẩn (60 tuổi) đang sở hữu một bộ sách cổ "rất độc". Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi tò mò là nhờ sở hữu nó ông có thể hát được 99 đêm những bài hát về dân tộc mình mà không nhầm lẫn bài nào. Thế nhưng, chính ông Vẩn và bao đời cha ông hàng trăm năm nay chưa thể tìm ra được lời giải về nguồn gốc xuất xứ của những cuốn sách cũng như tổ tiên của mình. Những bộ sách bí truyền

Dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh
Tên gọi khác
Việt
Nhóm ngôn ngữ
Việt - Mường
Dân số
86.000.000 người .
Cư trú
* Người Kinh cư trú khắp tỉnh, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị.
Đặc điểm kinh tế
* Người Kinh làm ruộng nước. Trong nghề trồng lúa nước, người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát triển. Nghề gốm có từ rất sớm.

Dân tộc Chứt

Dân tộc Chứt
Tên gọi khác
Rục, Sách, A rem, Mày, Mã liềng, Tu vang, Pa leng, Xe lang, Tơ hung, Cha cú, Tắc cực, U mo, Xá lá vàng
Nhóm ngôn ngữ
Việt - Mường
Dân số
2.400 người.
Cư trú
Phần đông cư trú ở huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình).
Đặc điểm kinh tế

Dân tộc Mường

Dân tộc Mường
Tên gọi khác
Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá
Nhóm ngôn ngữ
Việt - Mường
Dân số
914.600 người.
Cư trú
Cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung đông nhất ở Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Đặc điểm kinh tế
Đồng bào Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời.

Dân tộc Thổ

Dân tộc Thổ
Tên gọi khác
Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng
Nhóm ngôn ngữ
Việt - Mường
Dân số
51.000 người.
Cư trú
Sống ở miền tây tỉnh Nghệ An .
Đặc điểm kinh tế
Người Thổ làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng, trồng lúa và gai là chính. Trong canh tác lúa, ngoài cách thức chọc lỗ tra hạt, đồng bào còn gieo vãi và dùng cày, bừa để lấp đất sau khi gieo. Cây gai cho sợi đan nhiều vật dụng cần thiết: túi, võng, lưới bắt cá, vó, lưới săn thú, v.v...

Dân tộc Bố Y

Dân tộc Bố Y
Tên gọi khác
Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
1.500 người.
Cư trú
Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang
Đặc điểm kinh tế
Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Đồng bào nuôi nhiều gia súc gia cầm, đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, đồng bào ra sông tìm vớt trứng cá, cá lớn, họ thả vào ao và ruộng nước.

Dân tộc Giáy

Dân tộc Giáy
Tên gọi khác
Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ .
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái .
Dân số
38.000 người .
Cư trú
Cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng .
Đặc điểm kinh tế
Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ .

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào
Tên gọi khác
Lào Bốc, Lào Nọi
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
9.600 người.
Cư trú
Tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai)
Đặc điểm kinh tế
Phần đông người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển.

Dân tộc Lự ở Sìn Hồ

Dân tộc Lự ở Sìn Hồ
Năm xuất bản: 2006.
Giới thiệu:
Dân tộc Lự là một trong những dân tộc ngành Tày - Thái sống tập trung ở vùng Xíp Xoong Păn Na tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Dân số ngư­ời Lự ở Vân Nam khoảng 18 vạn, Chiềng Mai Thái Lan 8 vạn, Th­ượng Lào 4 vạn. Ở miền Bắc nước ta ngư­ời Lự có dân số không nhiều (khoảng hơn 4.000 người) và ít đ­ược nghiên cứu.

Dân tộc Lự

Dân tộc Lự
Tên gọi khác
Lữ, Nhuồn, Duồn
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
3.700 người.
Cư trú
Tập trung ở hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Đặc điểm kinh tế
Người Lự có truyền thống làm ruộng từ lâu đời. Đồng bào biết dùng cày bừa, đào mương dẫn nước, gieo mạ, cấy lúa, nhưng lại không làm cỏ, bón phân. Đồng bào còn làm thêm nương để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào cũng có vườn cạnh nhà. Đồng bào có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào.

Dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng
Tên gọi khác
Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
706.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang

Dân tộc Sán Chay

Dân tộc Sán Chay
Tên gọi khác
Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
114.000 người.
Cư trú
Sống ở Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc, rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú
Đặc điểm kinh tếNgười Sán Chay làm ruộng nước là chính, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.
Tổ chức cộng đồng
Làng xóm thường tập trung một vài chục gia đình, sống gắn bó bên nhau.

Dân tộc Tày

Dân tộc Tày
Tên gọi khác
Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
1.200.000 người.
Cư trú
Sống ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Hà Bắc.
Đặc điểm kinh tế
Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức đó.

Dân tộc Thái

Dân tộc Thái
Tên gọi khác
Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc
Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái
Dân số
1.000.000 người.
Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An.
Đặc điểm kinh tế

Dân tộc Ba Na

Dân tộc Ba Na
Tên gọi khác
Tơ Lô, Giơ Lâng, (Y Lăng), Rơ Ngao, (Krem), Roh, Con Kde, A La Công, Kpăng Công, Bơ Môn
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
136.000 người.
Cư trú
Cư trú chủ yếu ở Kon Tum và miền Tây Bình Định và Phú Yên
Đặc điểm kinh tế
Người Ba Na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Cùng với trồng trọt từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu quý và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng...

Dân tộc Brâu

Dân tộc Brâu
Tên gọi khác
Brạo
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
200 người.
Cư trú
Tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Đặc điểm kinh tế
Dân tộc Brâu đã bao đời du canh du cư. Người Brâu chủ yếu đốt rừng làm rẫy để trồng các loại lúa, ngôi, sắn, với công cụ sản xuất thô sơ như: rìu, rựa và chiếc gậy chọc lỗ tra hạt, năng suất cây trồng thấp.

Dân tộc Bru -Vân Kiều

Dân tộc Bru -Vân Kiều
Nhóm Môn-Khmer
Dân tộc
Tên gọi khác
Bru, Vân Kiều, Mang Cong, Trì, Khùa
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
40.000 người.
Cư trú
Cư trú tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Đặc điểm kinh tế
Người Bru-Vân Kiều sống chủ yếu nhờ làm rẫy và làm ruộng. Việc hái lượm săn bắn và đánh cá là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm, trước hết cho các lễ cúng, rồi sau đó mới là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ công chỉ có đan chiếu lá, gùi...

Dân tộc Chơ Ro

Dân tộc Chơ Ro
Tên gọi khác
Đơ-Ro, Châu Ro
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
15.000 người.
Cư trú
Đồng bào cư trú đông ở tỉnh Đồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận và Sông Bé.
Đặc điểm kinh tế
Trước kia người Chơ Ro sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, cuộc sống nghèo nàn và không ổn định. Về sau đồng bào đã biến rẫy thành đất định canh, đồng thời nhiều nơi phát triển làm ruộng nước, nhờ vậy cuộc sống có phần khá hơn.

Dân tộc Co

Dân tộc Co
Tên gọi khác
Cor, Col, Cùa, Trầu
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
22.600 người.
Cư trú
Cư trú chủ yếu ở huyện Trà My ( Quảng Nam - Đà Nẵng ) và huyện Trà Bồng ( Quảng Ngãi ).
Đặc điểm kinh tế
Người Co làm rẫy là chính. Đồng bào trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co.

Dân tộc Cơ Ho

Dân tộc Cơ Ho
Tên dân tộc :
Cơ Ho ( Xrê, Nộp, Cơ lon, Chil, Lát, Tring )
Dân số :
Gần 100.000 người .
Địa bàn cư trú :
Cao nguyên Di Linh .
Phong tục tập quán :
Thờ nhiều thần linh như thần Mặt Trời, thần Núi, thần Sông... Sống định cư.
Người con gái đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ.

Dân tộc Cờ Lao

Dân tộc Cờ Lao
Tên gọi khác
Ke Lao
Nhóm ngôn ngữ
Ka đai
Dân số
1.500 người.
Cư trú
Tập trung ở huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phìn ( tỉnh Hà Giang ).
Đặc điểm kinh tế
Ở Đồng Văn, người Cờ Lao làm nương, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Ở Hoàng Su Phi, đồng bào làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Nghề thủ công phổ biến của đồng bào là đan lát và làm đồ gỗ, sản phẩm là phên, cót, nong, bồ, bàn ghế, yên ngựa v.v...

Dân tộc Cơ Tu


Dân tộc Cơ Tu
Tên gọi khác
Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
37.000 người.
Cư trú
Cư trú tại các huyện Hiên, Giằng, ( Quảng Nam - Đà Nẵng ), A Lưới, Phú Lộc ( Thừa Thiên-Huế )
Đặc điểm kinh tế
Sinh sống trên vùng Trường Sơn hiểm trở, người Cơ Tu trồng cây lương thực theo lối phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, đánh cá, săn bắn và trao đổi hàng hóa theo cách vật đổi vật.

Dân tộc Giê - Triêng


Dân tộc Giê - Triêng
Tên gọi khác
Giê, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
27.000 người.
Cư trú
Cư trú ở tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
Đặc điểm kinh tế
Người Giẻ Triêng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, ngoài ra còn săn bắn, đánh cá, hái lượm các loại rau rừng, hoa quả, nấm... làm thức ăn hàng ngày. Đồng bào chăn nuôi trâu bò, lợn, gà chủ yếu dùng vào lễ hiến sinh

Dân tộc Hrê


Dân tộc Hrê
Tên gọi khác
Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
95.000 người.
Cư trú
Cư trú chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định
Đặc điểm kinh tế
Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của đồng bào tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Đồng bào chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây.

Dân tộc Kháng

Dân tộc Kháng
Tên gọi khác :
Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Aỏi, Xá Bung, Quảng Lâm.
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
4.000 người.
Cư trú
Sơn La và Lai Châu
Đặc điểm kinh tế
Người Kháng làm rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt, trồng nhiều lúa nếp làm lương thực chính, nay nhiều nơi chuyển sang cày bừa đất, gieo hạt, có ruộng bậc thang nhưng không nhiều. Đồng bào chăn nuôi gà, lợn, trâu là phổ biến. Đồ đan : ghế, rổ, rá, nia, hòm, gùi...

Dân tộc Khơ Mer

Dân tộc Khơ Mer
Tên gọi khác
Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm.
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
1.000.000 người.
Cư trú
Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.

Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú
Tên gọi khác
Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
43.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Yên Bái.
Đặc điểm kinh tế
Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, đồng bào dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Đồng bào đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực... Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc.

Dân tộc Mạ

Dân tộc Mạ
Tên gọi khác
Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
26.000 người.
Cư trú
Chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng
Đặc điểm kinh tế
Người Mạ làm nương rẫy trồng lúa và cây khác như ngô, bầu, bí, thuốc lá, bông... Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại xà-gạt, xà-bách, dao, rìu, gậy chọc lỗ. Ơở vùng Đồng Nai (huyện Cát Tiên) có làm ruộng nước bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục bùn thì gieo lúa giống (xạ lúa). Người Mạ nuôi trâu, bò, gà, vịt, ngan... theo cách thả trâu, bò vào rừng sống thành đàn, chỉ khi cần giết thịt hoặc giẫm ruộng mới tìm bắt về.

Dân tộc Máng


Dân tộc Máng
Tên dân tộc:
Mảng (Mảng Ư, Xá lá vàng)
Dân số:
2.200 người .
Địa bàn cư trú: Tỉnh Lai Châu ( Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lay ).

Phong tục tập quán:
Thờ vị thần cao nhất là trời. Hôn nhân tự do, lúc đưa dâu có tục đánh nhau giả giữa họ nhà trai và nhà gái để giành cô dâu. Cư trú theo dòng họ, riêng biệt, ở nhà sàn. Có trưởng bản cai quản cùng hội đồng già làng.

Dân tộc M'nông


Dân tộc M'nông
Tên gọi khác
Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M'Nông Bu-dâng
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
67.300 người.
Cư trú
Tập trung ở phía nam tỉnh Đắc Lắc, một phần tỉnh Lâm Đồng và Sông Bé.

Dân tộc Ơ Đu


Dân tộc Ơ Đu
Tên gọi khác
Tày Hạt
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
94 người.
Cư trú
Tập trung ở hai bản Kim Hòa, Xốp Pột ( xã Kim Đa ) và một số cư trú lẻ tẻ ở các bản các xã kế cận, thuộc huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An .
Đặc điểm kinh tế
Người Ơ Đu sinh sống bằng nương rẫy, lúa là nguồn lương thực chính, ngô, sắn, kê là lương thực phụ. Hái lượm và săn bắn vẫn quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Đồng bào nuôi bò với số lượng không đáng kể nhằm lấy sức kéo. Gà, lợn nuôi thường để sử dụng vào mục đích nghi lễ, cúng bái và cải thiện bữa ăn, nhất là dịp có khách.

Dân tộc Rơ Măn


Dân tộc Rơ Măn
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
230 người.
Cư trú
Sống ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Đặc điểm kinh tế
Người Rơ Măm sinh sống bằng nghề làm rẫy, lúa nếp là lương thực chủ yếu. Khi gieo trồng, đàn ông cầm hai gậy nhọn chọc lỗ, đàn bà theo sau bỏ hạt giống và lấp đất, săn bắt và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Trong số các nghề phụ gia đình, nghề dệt vải phát triển nhất nhưng ngày nay đã suy giảm vì đồng bào đã quen dùng các loại vải công nghiệp bán trên thị trường.

Dân tộc Tà Ôi

Dân tộc Tà Ôi
Tên gọi khác
Tôi Ôi, Pa Cô, Ba Hi, Pa Hi.
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
26.000 người.
Cư trú
Sống tập trung ở huyện A Lưới ( Thừa Thiên - Huế ) và Hương Hóa ( Quảng Trị )
Đặc điểm kinh tế
Người Tà Ôi trước đây làm rẫy là chính, gần đây ở một số nơi đồng bào làm ruộng nước, có vườn cây ăn quả, đào ao thả cá.

Dân tộc Xinh Mun


Dân tộc Xinh Mun
Tên gọi khác
Puộc, Pụa
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
10.000 người.
Cư trú
Cư trú ởvùng biên giới Việt - Lào thuộc hai tỉnh Sơn La, Lai Châu.
Đặc điểm kinh tế
Người Xinh Mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa nếp và ngô là chính. Có loại nương chọc lỗ tra hạt giống, có nương dùng cuốc và có nương dùng cày để canh tác. Một số nơi có ruộng nước. Trước kia đồng bào nuôi trâu, dê, lợn...

Dân tộc Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng
Tên gọi khác
Xơ Đeng, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan.
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
97.000 người.
Cư trú
Cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum, một số ít ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Dân tộc Xtiếng

Dân tộc Xtiếng
Tên gọi khác
Xa Điêng
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số
50.000 người.
Cư trú
Cư trú tập trung tại 4 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé và một phần sinh sống ở Đồng Nai và Tây Ninh.
Đặc điểm kinh tế
Nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu. Nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M'Nông và người Mạ.

Dân tộc Dao

Dân tộc Dao
Tên dân tộc :
Dao ( Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Đầu ).
Dân số :
Hơn 470.000 người .
Địa bàn cư trú :
Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung du và ven biển Bắc bộ.
Phong tục tập quán: Thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Qua tên đệm xác định dòng họ và thứ bậc. Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. Nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trệt.