Blogger
Nguyễn Ngọc Già bị công an bắt giữ hình sự hôm 27 tháng 12 năm 2014. Đây không
phải là một vấn đề gì lạ, mà chỉ là động thái của nhà cầm quyền Cộng sản Việt
Nam trong việc ngăn chặn, bẻ gãy các cây viết tự do.
Việc bắt giữ này được thực hiện liên tiếp sau khi đã cho
"nhập kho" các bloggers "Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh,
"Người Lót Gạch" Hồng Lê Ngọc và "Quê Choa" Nguyễn Quang lập.
Các trang báo lề trái đưa tin trong sự cẩn trọng chừng mực
về việc khẳng định bút danh Nguyễn Ngọc Già và tên thật của blogger là Nguyễn
Danh Ngọc.
Tôi biết tác giả Nguyễn Ngọc Già từ lâu, qua các bài viết
của ông. Thoạt đầu tôi cho rằng, đây là một cây bút sống ở trong nước, vì sử dụng
bút danh nên mới có cách viết mạnh bạo như thế.
Các bài viết của Nguyễn Ngọc Già cho thấy ông là một con
người chính trực và can đảm. Ông viết bằng cái tâm và ý thức mong muốn đất nước
thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Nói rằng ông sử dụng bút danh giấu tên thật là không phải.
Ông từng tự thuật về thân nhân của mình, ít nhất qua bài "Tôi cám ơn Việt
Nam Cộng Hoà", trong đó ông kể cha ông là "Việt Cộng nằm vùng",
là gia đình "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Và "Ba tôi đã chết dưới
tay người cộng sản. Tôi có căm thù không? Có. Có muốn báo thù không? Đã từng.
Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà
cái chết của ba tôi đến từ sự "ân sủng" dành cho ông - một người chưa
bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự
"ban ơn" nào từ người cộng sản. Một cái chết khá đặc biệt trong muôn
vàn cái chết, do người cộng sản gây ra".
Vào tháng 12 năm 2014, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền,
trong bài "Tôi thách thức dư luận viên" thì ông đã công khai trước
công luận khi viết trên Dân Làm Báo: "Tôi - Nguyễn Ngọc (bút danh Nguyễn
Ngọc Già) - tuyên bố thách thức..."
Các bài viết của ông thường bám vào những sự kiện thời sự
diễn ra trên đất nước liên quan đến dân chủ, nhân quyền và sự phát triển của đất
nước, được thể hiện trung thực với những phân tích có lý lẽ.
Ông nói thẳng, trực diện, đôi khi quyết liệt công kích
vào những bất công của chế độ cộng sản, vào sự đán áp những tiếng nói dân chủ,
sự nguỵ biện dối trá của bộ máy tuyên truyền, về vấn nạn tham nhũng hà hiếp dân
của quan chức...
Ông nhìn nhận trách nhiệm và lương tri của một người cầm
bút trong xã hội:
"Vẫn biết chì chiết càng làm đau lòng thêm cho những ai cầm bàn phím như cầm chén cơm! Phải vậy thôi! Nhưng lương tri đâu? Lòng trắc ẩn trước đồng bào đau khổ đâu?"
"Vẫn biết chì chiết càng làm đau lòng thêm cho những ai cầm bàn phím như cầm chén cơm! Phải vậy thôi! Nhưng lương tri đâu? Lòng trắc ẩn trước đồng bào đau khổ đâu?"
Có thể nghiêm túc khẳng định rằng, Nguyễn Ngọc Già là một
cây bút đối lập, một người bất đồng chính kiến. Ngôn ngữ trong các bài viết của
ông tuy thận trọng nhưng có tính phản kháng mãnh liệt, ít ai trong nước dám thể
hiện như vậy.
Ông Nguyễn Ngọc Già là người sinh ra trong thể chế Việt
Nam Cộng Hoà, gắn bó với nó và ông thẳng thắn phê phán chế độ cộng sản:
"Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được
sống trong một xã hội - có thể chưa phải là tốt đẹp nhất - nhưng tốt đẹp hơn chế
độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục,
có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng "cải
cách" giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ
nào khả dĩ. Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn
không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam".
Nguyễn Ngọc Già đã chính xác khi nhìn nhận chế độ cộng sản
thực chất là một chế độ nguỵ quyền, duy trì sự cai trị bằng tuyên truyền giả dối:
"Chữ "ngụy" là một từ Hán - Việt, nó phản
ánh những cái gì giả trá nhưng mang dáng vẻ của Sự Thật. Để thoát khỏi tình trạng
Việt Nam lệ thuộc nhiều mặt đối với chế độ toàn trị tại Trung Quốc cũng như hiện
trạng bi đát và bế tắc của Việt Nam hiện nay, thay vì "Thoát Trung",
có lẽ người Việt Nam cần phải gọi đích danh: THOÁT NGỤY. Khởi đầu của quá trình
"Thoát Ngụy", nhất định phải do giới cầm quyền Việt Nam hiện nay, bởi
họ phải chịu "trách nhiệm toàn diện" dựa trên sự "lãnh đạo toàn
diện" của ĐCSVN, suốt 70 năm qua".
Trong một chế độ chuyên quyền, độc ác, làm sao một cây
bút như vậy tung hoành trên lề trái, vươn tay ra các diễn đàn truyền thông quốc
tế như RFA, có thể tiếp tục tồn tại?
Cho nên bắt giam Nguyễn Ngọc Già là sự việc hiển nhiên,
chẳng liên quan gì đến đấu đá nội bộ hay chính sách đối ngoại.
Tranh giành quyền lực nội bộ gay gắt bao nhiêu chăng nữa
thì chế độ vẫn phải được bảo vệ để duy trì lợi ích chung. Các phe nhóm bao giờ
cũng tìm ra thoả hiệp để tiếp tục sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Già là người đã bất chấp nguy hiểm, đã vượt
qua lằn ranh đỏ của chính sách kiểm soát thông tin của Nhà nước Cộng sản Việt
Nam.
Trong năm 2015 có nhiều kỷ niệm các ngày lễ lớn, tình hình
đàn áp nhân quyền chắc chắn sẽ gia tăng hơn. Rất nhiều những tù nhân dự khuyết
khác chắc đang nằm trong vòng ngắm, vấn đề chỉ là khi nào trở thành chính thức
mà thôi. Trong mọi sự bắt bớ đề họ đều có toan tính.
Nhà cầm quyền thả nổi Internet cho bàn dân thiên hạ có cơ
hội ca thán, thậm chí chửi rủa trên mạng, xả bớt tức giận cũng chỉ nhằm mục
đích theo dõi. Nhưng hơn ai hết, vì không có bao chí tự do nên họ coi thông tin
là mặt trận. Trên mặt trận ấy cuộc chiến diễn ra không ngừng nghỉ với lực lượng
80 ngàn dư luận viên ăn lương và một bộ máy đàn áp khổng lồ. Khi thấy ai đó có
hại cho chế độ và gây ảnh hưởng lớn quần chúng, họ sẽ ra tay.
Bản chất của chế độ cộng sản là bạo lực. Họ tồn tại nhờ bằng
bạo lực và sử dụng bạo lực tới cùng, thậm chí cả trước khi chết.
© Lê Diễn Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét