Giải thiêng huyền thoại Hồ Chí Minh (Đại Nghĩa )

Với đảng CSVN Hồ Chí Minh chỉ là một thần tượng “bị thêu dệt” quá đáng vì trong suốt cuộc đời của ông ta là một chuỗi dài đầy huyền thoại, giả dối với nhiều vinh-nhục. Nhất là về cuối đời, ông ta chỉ còn là một bóng mờ sau vũ đài chính trị.
Khi đương thời, HCM là một nhà chính trị đầy tham vọng, tự tô vẽ cho mình hình ảnh một lãnh tụ siêu phàm cũng như ông tự phong mình là “cha gia dân tộc”.
Nhà văn Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, trong bài “Ăn mày dĩ vãng” có đoạn vạch trần ý đồ gian xảo của ông HCM như sau:

“Ngay sau ngày 2-9-1945, hầu hết người dân Việt Nam vẫn ngơ ngác chưa biết HCM là ai!... HCM liền tự tay viết sách ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch’ và ký tên người viết là Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện kể tưởng như chân thực nhưng vẫn như mang không khí huyền thoại, mang cảm hứng anhhùng ca. Trong tập sách đó cũng chính HCM tự nhận là Cha già dân tộc!(ĐoiThoai online ngày 16-7-2009)

Cựu Đại tá QĐND Bùi Tín, cựu TBT báo Quân Đội Nhân Dân và báo Nhân Dân, người từng tiếp xúc với HCM đã trả lời phỏng vấn của Pv Trà Mi đài RFA như sau:
Tôi coi ông ta không phải là thần thánh, chỉ là một con người bình thường như mọi người khác, tức là cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có những đóng góp tích cực và tiêu cực…

Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu được nên sàn lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên… trong đó còn ghi HCM không có vợ con, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ.

Điều này đã được chứng minh đầy đủ như ông ta đã cưới bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu, Trung quốc, có rõ cả ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thư từ cơ mà. Rồi sau này, khi ông về Hà Nội, người ta cũng biết chính ông Trần Quốc Hoàn bố trí cho ông một cô tên là Nông Thị Xuân, hàng tuần lễ vào gặp ông, và ông Hồ đã có con là anh Nguyễn Tất Trung nay đã hơn 50 tuổi”. (RFA online ngày 19-5-2007)

Trần Đĩnh, người viết tiểu sử Hồ Chí Minh nói rõ cô Xuân này là “con gái nuôi của bác”, ấy thế mà ông ta đã “loạn luân” với con gái nuôi của mình. Có nghĩa là đạo đức của ông không bằng một kẻ tầm thường. Chẳng những thế, ông ta không dám nhìn vợ, nhìn con và còn hơn thế nữa để cho Trần Quốc Hoàn tổ chức “thủ tiêu” vợ ông để ông giữ tiếng...

“…tôi bất thần nhớ đến cô Xuân, cô “con gái nuôi của bác”. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả?-Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi!- Ố, sao trẻ thế mà chết? -Về quê Cao Bằng bị ô tô đè…”(Đèn cù I - trang 183)

Nguyễn Tạo hay Tạo Cuội xì ra ở nhà Đinh Văn Đảng những chuyện tài đình về lý lịch Trần Quốc Hoàn và bà Xuân, vợ cụ Hồ bị Hoàn giết. Một lực bí ẩn trong nội bộ đảng đang muốn cho lộ dần ra những xó xỉnh của Hồng cung bí sử chăng?” (Đèn cù II - trang 322)

HCM là người luôn cố tạo cho mình một huyền thoại cao siêu qua những hành động giả dối ngay cả chuyện đôi dép râu của ông ta cũng vậy. Triết gia Trần Đức Thảo đã có một nhận định sâu sắc về bản chất của ông Hồ được ghi lại trong “TĐT Những lời trăn trối” như sau:

“… 'ông cụ’ đã lần lượt ăn ở với nhiều phụ nữ một cách nghiêm túc, từng đã chính thức lập gia đình, từ đã có con ở Âu, ở Á. Nhưng ‘ông cụ’ vì đã cuồng vọng chính trị, mà phải chứng tỏ mình là người thanh khiết, thanh cao, có đức độ ‘cách mạng’ (cách mạng có cấm ai lấy vợ đâu!...) nên ‘ông cụ’ đã phải từ bỏ tất cả vợ con! (TĐT… trang 348)

Cụ Hồ là một tay chính trị nhiều thủ đoạn lắm chứ không phải là một tay hiền từ đâu!...
Cụ Hồ còn nêu gương sống thanh đạm, bắt làm nhà gỗ để cụ ở, nhưng chung quanh và những người thừa kế cụ, có ai theo gương sống thanh đạm như thế đâu. Bởi chung quanh đều biết tấm gương ấy chỉ là thứ đạo đức hình thức, bề ngoài, nhưng trong thực tế thì lại khác, ‘ông cụ’ vẫn sống rất là đầy đủ về mọi mặt, kể cả về vấn đề sinh lý”. (TĐT… trang 82-83)

“Cứ theo thực tại mà xét, thì ‘ông cụ’ là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối. Từ cách mang đôi dép râu bình dân, từ cách để hở ra cái áo lót nâu đơn sơ, thủng vài lỗ bên trong, từ cách không cài hết khuy áo sơ- mi, tới cách khoác hờ cái tấm nhựa bên ngoài… đó là những cách thức phô diễn đã được chọn lựa, cân nhắc rất kỹ…

Lối ăn mặc cố ý tỏ vẻ ‘bình dân’ trong đám người chính trị, hoặc giữa dân chúng như vậy là một cách tự tôn rất cao siêu!” (TĐT… trang 264)
Theo ông Hoàng Tùng, nguyên TBT báo Nhân Dân viết trong bài “Bí mật Hồ Chí Minh” thì ông Hồ đã tuân theo lệnh của Mao Trạch Đông đã phóng tay CCRĐ long trời lỡ đất nhằm tận diệt trí, phú, địa hào. Theo thống kê chính thức của nhà nước đăng trong cuốn Lịch sử Kinh tế Việt Nam tập 2 cho biết có 172.008 người (thực tế con số cao hơn nhiều) bị quy vào thành phần địa chủ và đã bị giết, trong đó có bà Nguyễn Thị Năm tự Cát Hanh Long là người “ơn” của đảng CSVN bị chính ông Hồ kết tội “Địa chủ ác ghê” và đem xử bắn đầu tiên.

“…mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông  Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ trên đất Bắc”. (ĐanChimViet online ngày 4-7-2010)

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường khi trả lời báo Quê Mẹ nhân chuyến đi sang Pháp sau năm 1975 nói về cái cảnh đầu rơi máu chảy suốt 3 năm trời này như sau:
Trong lịch sử từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”. (Người Việt ngày 7-9-2004)

Sau khi gây án CCRĐ diệt chủng long trời lỡ đất ông HCM đã không có được cái bản lĩnh của một người lãnh đạo, sự thiếu can đảm và vô liêm sĩ không dám nhận lỗi đã bị một trí thức trẻ, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn khi trả lời Pv Duy Ái đài VOA vạch trần như sau:
“Và khi có nhân sĩ, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, góp ý rất chân thành với cụ Hồ về tầm quan trọng đối với đất nước trong việc cần phải xây dựng một nhà nước tôn trọng dân chủ, tôn trọng pháp luật thì cụ Hồ không những không áp dụng mà người góp ý còn bị hất hủi, trù dập hết sức nghiệt ngã.

Cụ Hồ cũng đã thể hiện sự tránh né trách nhiệm của người đứng đầu hệ thống chính trị trong vụ CCRĐ khi để Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi nhân dân và chỉ để một số nhân vật cấp dưới chịu kỷ luật”. (VOA online ngày 16-9-2010)

Tư cách của ông HCM được cựu Đại tá QĐND Phạm Quế Dương, người đã trả thẻ đảng sau khi tướng Trần Độ bị khai trừ đã trả lời phỏng vấn của Tuần báo Viet Tide ông cho thấy lão Hồ là người vong ân bội nghĩa như sau:
“Cụ Hồ làm nhiệm vụ đấu tranh cho dân tộc ông cũng phải nhờ nước ngoài. Ông về nước cũng phải nhờ bà con nhà giàu. Ông ở nhà thị xã, kêu gọi “Tuần lễ vàng” để lấy tiền của bà con. Đáng lẽ ông phải cảm ơn người ta mà ông lại quay lại đánh người ta. Chuyện đó đáng để lịch sử lên án”. (VietTide số 44, ngày 17-5-2002)

Ông HCM chẳng những đã nghe theo lệnh của quan thầy Trung cộng tàn sát dân mình trong phong trào CCRĐ, ông còn làm ngơ cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm ngày 14-9-1958 bán hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc để đổi lấy vũ khí xâm lược VNCH. Hành động thần phục cộng sản Thiên triều của ông Hồ đã gây mở dầu cho bọn CSVN ngày nay lệ thuộc 16 chữ vàng mà nguồn gốc được Triết gia Trần Đức Thảo nói rõ vai trò “cộng sản” của ông Hồ như sau.

“Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong ‘Bát Lộ Quân’ của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tá thì ‘ông cụ’ đã tuyên thệ gia nhập đảng CSTQ vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay không?” (TĐT… trang 254)

Khi vai trò lịch sử đã đi qua thì thần tượng chỉ còn như một bóng mờ. HCM khi còn sống mà đã phải chịu một số phận hẩm hiu vì thất thế trong cuộc tranh giành quyền lực mang dậm nét thắng-thua. Đã đến lúc cho phép ông “ngồi chơi xơi nước”.

Pierre Brocheux nói: “…kể từ năm 1960 chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng”. (Đèn cù II - trang 633)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai cụ Vũ Đình Huỳnh nguyên Bí thư của HCM, trả lời phỏng vấn báo mạng Dân Luận nói về ông HCM cuối đời bị vô hiệu hóa như sau:
“Theo những nhận xét tôi nghe được từ những người cộng sản thâm niên đáng trọng, ngang hoặc còn hơn Lê Duẩn, thì Lê Duẩn là người nhiều tham vọng. Ông ta không cho phép mình hài lòng chỉ với chức vụ Bí thư thứ nhất, mà muốn hơn thế - một lãnh tụ vô song, một thần tượng trong ngôi đền cộng sản, nếu không hơn thì cũng ngang bằng HCM…
Chỉ biết năm 1965, trong một cuộc nói chuyện với cán bộ tuyên giáo ở Hưng Yên, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tố Hữu nói: ‘Ông cụ lẩm cẩm rồi, mọi việc bây giờ do anh Ba (Lê Duẩn) và tụi tôi giải quyết”. (DanLuan online ngày 7-12-2014)

Những lời kể của Trần Đĩnh cùng khớp với lời của Vũ Thư Hiên cho thấy rõ ràng bọn dàng em đã trước bỏ quyền lực cũng như xóa bỏ huyền thoại HCM ngay khi ông còn sống. Vậy thì mọi sự suy tôn hay sùng bái ông ta hay là Võ Nguyên Giáp đều là gian trá, đều là “ăn mày dĩ vãng”.

“Trưởng ban Nông nghiệp Phan Quang mới xuống Hưng Yên cùng Tố Hữu, ngheTố Hữu nói với báo Hưng Yên là từ nay cần đề cao anh Lê Duẩn nhiều lên, anh sẽ là lãnh tụ, bác Hồ lẩm cẩm rồi”. (Đèn cù I - trang 245)
“Chúng tôi nghe nói cụ Hồ không biểu quyết. Nhiều lần giơ tay toan nói cụ đều bị Lê Đức Thọ ngăn, bảo nhường cho người khác”. (Đèn cù I - trang 265) 
Cùng chuyện kể của Trần Đĩnh, cụ Nguyễn Văn Trấn, nhà cách mạng lão thành Nam bộ cũng nói rõ hơn chuyện ông Hồ bị thất sủng trong hồi ký “Viết cho mẹ và quốc hội” như sau:

“Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão già HCM.Tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanh thay, ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác-Lênin. Chuyện nước giao cho Nguyễn Chí Thanh…

Mày coi, coi có tội nghiệp không. Đồng chí HCM muôn ngàn kính mến của chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên xô. Khi chướng tay quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc Hà: 
Bác để cho anh em nói đã mà’. Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: ‘Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo’ và ông nói xụi lơ: ‘thấy lợi người ta cho tên lửa vô, thấy bất lợi thì người ta rút ra. Có chi mà!” (GMvQH - trang 328)

Trong thời gian bị cho ngồi chơi xơi nước, ông Hồ bị đàn em cho đi qua Trung cộng “dưỡng lão”, đến cuối năm 1967 cho về nước để bàn chuyện tổng tấn công Tết Mậu Thân nhưng nằm trong âm mưu:
“Còn chuyện bác suýt chết, anh biết không? Kìa, hồi ký Vũ Kỳ đăng trên một số báo Văn nghệ Tết đó! Ông cụ về nước Ban đêm bằng máy bay nhỏ. Đến sân bay Bạch Mai phát hiện đèn hiệu đã bị đặt lệch 15 độ, hạ cánh theo nó thì đâm cổ hết xuống khu ao đầm quanh đó. Anh phi công đành xin được hạ cánh mù, tức là theo thói quen. Thế mà không có vụ án đặt láo đèn hiệu, sợ không?” (Đèn cù II - trang 322)

Đảng CSVN rêu rao rằng tổ chức UNESCO vinh danh HCM, nhưng sự thật như thế nào được Phóng viên Nguyễn An hỏi cựu Đại tá Bùi Tín trả lời như sau:
“Tôi đến tận UNESCO để tìm và tôi đã gặp bà Elisabeth là người phụ trách Thư viện của UNESCO lớn lắm và bà nắm tất cả hồ sơ chính thức của UNESCO, và bà ấy cũng biết ngay và trả lời tôi trong khoảng 40 phút về nội dung của vấn đề này. Bà xác định rõ lúc đầu có nghị quyết thật của UNESCO nhưng mà cái nghị quyết đó thông qua cái đề nghị viết sẵn của đoàn Việt Nam. Thế nhưng trước ngày kỷ niệm một năm thì cả một phong trào chống đối rất là mạnh mẽ, do đó màUNESCO chủ trương là không đứng ra tổ chức cái đó nữa và để cho Việt Nam muốn tổ chức như thế nào thì tùy nhưng mà không được lấy danh nghĩa UNESCO”. (RFA online ngày 19-5-2008)

Trần Đĩnh “thất tình” với HCM, ông nói như sau:
“Biết cụ Hồ sau nghị quyết 9 đã bị phe Lê Duẩn cho ngồi chơi xơi nước, chúng tôi bắt đầu kém tin yêu cụ vì đã chịu thua Lê Duẩn, không bảo vệ đến cùng chân lý”. (Đèn cù I - trang 379)

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong bài viết “Tiến sĩ Nguyễn Quang A với ‘cụ Hồ’…” đã can đảm nói lên nhận định chân thật của mình về thần tượng HCM mà đảng CSVN trong ý đồ ra công đánh bóng:

“Nhưng việc chính quyền hiện nay vẫn không ngừng nghĩ ra nhiều kế sách, vẫn không tiếc tiền của (của dân) liên tục đầu tư vào việc tô vẽ, duy trì, tôn tạo sự sùng kính HCM trong dân chúng như một bậc thánh, một vị Phật cứu nhân độ thế là vấn đề không có gì khó hiểu vì đó là logic tất yếu của mọi chế độ độc tài…

Họ là những người đang cố duy trì một thần tượng có thể tiếp tục gây mê hoặc, ru ngủ dân chúng trên con đường lầm lạc, độc ác chỉ có lợi cho họ”. (DanLamBao online ngày 28-11-2012)

Hồ Chí Minh ngoài tài đóng kịch sử gia Trần Gia Phụng còn khám phá ra ông ta còn có tài “Trộm thơ” (*) rất là siêu việt, ngay cả tập thơ “Ngục trung nhật ký” đa số là của tác giả Già Lý, người Tàu được CSVN gán cho là của ông Hồ thì cũng là “chôm chỉa”. 

Bài thơ “Lương Châu từ” nổi tiếng của Vương Hàn đời nhà Đường bên Tàu có cách đây hơn một ngàn năm vậy mà ông Hồ “cóp” lại khác nhau chỉ có 7 chữ. Như thế mới thấy được cái tè đạo thơ của “bác”.

Bác Hồ nhà ta làm thơ: “Tặng Trần Canh đồng chí”.

Hương tân mỹ tữu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân lưu phóng nhất nhân hồi”.

So sánh với bài thơ: “Lương Châu từ”.

Bồ đào mỹ tữu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. (* Những chữ in đậm là khác nhau)
(ĐanChimViet online ngày 29-11-2014)

Đọc suốt bài viết này, độc giả mới thấy được lý do trong nhân gian Việt Nam có những câu hát, câu vè châm biếm được Trần Đĩnh, “người viết tiểu sử HCM” đưa vào “tự truyện của mình” để trêu cợt cho hậu thế thấy rằng một huyền thoại đã giải thiêng.

“Hôm qua em mơ thấy bác Hồ,
Chân bác dài bác đạp xích lô,
Em thấy bác em kêu xe khác, 
Mắt trợn trừng bác mắng đồ ngu…
….
Cần Thơ có bến Ninh Kiều,
Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân
(Đèn cù II - trang 121)
Đại Nghĩa

1 nhận xét:

  1. Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu được nên sàn lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai

    Trả lờiXóa