Đơn Khiếu Nại
Phạm Quế Dương
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Về việc vi phạm Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội khóa XI của Ủy Ban Bầu Cử Quốc Hội Thành phố Hà Nội.
Kính gửi :
Ông Nguyễn Văn An – Chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCNVN,
Hội đồng bầu cử Trung ương Quốc Hội khoá XI,
Các cơ quan ngôn luận, thông tin,
Cử tri nước CHXHCNViệt Nam,
Tôi tên là Phạm Quế Dương, sinh ngày 11/3/1931, ngụ tại số nhà 37, phố Lý Nam Đế, TP Hà Nội xin kính gửi Đơn Khiếu Nại lên ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và Hội đồng bầu cử Trung ương Quốc Hội khóa XI, một việc như sau :
Ngày 12/2/2002, tôi làm đơn xin ứng cử đại biểu Quốc Hội khóa XI. Sau khi làm đủ thủ tục pháp lý, tôi được Giấy Mời của Mặt Trận Tổ Quốc phường Hàng Mã mời : "Tới dự Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và bầy tỏ sự tín nhiệm của cử tri ở nơi cư trú đối với những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XI. Thời gian : 19h30, ngày 26/3/2002..."
Tôi đến dự đúng thời gian và địa điểm.
Theo ông Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc phường, điều khiển cuộc họp giới thiệu thì có các vị lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc quận, lãnh đạo và chính quyền phường và 63/80 đại biểu tham dự.
Như vậy là việc tổ chức hội nghị này đã vi phạm Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Luật này có 10 chương.
Chương 5 : Ứng cử và Hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc Hội, có 4 Mục 25 Điều, từ Điều 28 đến Điều 53.
Mục 1 : Ứng cử và Hồ sơ ứng cử, có 2 Điều 28 và 29, quy định về khai báo lý lịch và những người không được ứng cử.
Mục 2 : Hiệp thương, giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc Hội, có 14 Điều quy định quá trình tuyển chọn người ứng cử.
Trong Mục 2, Điều 39, có ghi rõ 4 Khoản về tổ chức Hội nghị cử tri ở các cơ sở. Xin trích toàn văn Điều 39 như sau :
Điều 39 :
1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức theo đơn vị thôn, xóm, tổ dân phố, buôn, bản, ấp nơi cư trú thường xuyên của người ứng cử do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử được mời tham dự Hội nghị này.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử được mời tham dự Hội nghị này.
2. Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội do Ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì ; Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước do Ban lãnh đạo phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì ; Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là Hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự Hội nghị này.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự Hội nghị này.
3. Tại các hội nghị quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của Hội nghị.
Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu được gửi đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu và những người tự ứng cử được gửi đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Việc tổ chức Hội nghị cử tri quy định tại Điều này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn.
Như vậy, theo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc Hội này, tôi phải được thực hiện theo Khoản 1 của Điều 39, tức là : Dự Hội nghị cử tri ở tổ dân phố nơi cư trú.
Nhưng trong cuộc họp thì những người được mời họp, ngoài cán bộ lãnh đạo cấp quận, phường ra, thì toàn là Đại biểu chứ không phải cử tri.
Giấy Mời in rõ ràng : Kính gửi... Tới dự Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và bầy tỏ sự tín nhiệm của cử tri ở nơi cư trú đối với những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XI. Thời gian... Địa điểm... : Kính mời Đại biểu đến dự đúng giờ để Hội nghị đạt kết quả tốt./. Ngày... Ký tên... Đóng dấu.
Theo Khoản 1 của Điều 39 của Luật này thì nơi tôi dự Hội nghị cử tri phải là tổ dân phố nơi cư trú thường xuyên của tôi. Đó là khu tập thể 37 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Ở đây thường được gọi là Tổ 32 của phường Hàng Mã. Trong khu tập thể này có 33 hộ gia đình chính, mỗi hộ bình quân có 3 cử tri, tức là trên dưới 100 cử tri.
Vậy tại sao, cuộc Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và bầy tỏ sự tín nhiệm của cử tri ở nơi cư trú đối với tôi lại không phải chỉ là tổ dân phố của tôi mà là cụm dân cư gồm nhiều tổ dân phố từ khu tập thể số 14, số 16, khu 10 gian... Trong Điều 39 không có quy định cụm dân cư hoặc liên tổ dân phố. Và nhất là những người được mời họp không phải là cử tri mà là Đại biểu ?
Điều này, sau lời khai mạc của vị Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc phường chủ trì cuộc họp, đã có một Đại biểu phát biểu. Đại biểu đó nói rõ :
Vậy tại sao, cuộc Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và bầy tỏ sự tín nhiệm của cử tri ở nơi cư trú đối với tôi lại không phải chỉ là tổ dân phố của tôi mà là cụm dân cư gồm nhiều tổ dân phố từ khu tập thể số 14, số 16, khu 10 gian... Trong Điều 39 không có quy định cụm dân cư hoặc liên tổ dân phố. Và nhất là những người được mời họp không phải là cử tri mà là Đại biểu ?
Điều này, sau lời khai mạc của vị Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc phường chủ trì cuộc họp, đã có một Đại biểu phát biểu. Đại biểu đó nói rõ :
Tôi được mời là Đại biểu, xin hỏi những ai bầu tôi ? Cuộc họp như thế này là trái với Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội ! Bởi vì, chúng tôi – những Đại biểu được mời như thế này tự nhiên là những Đại Cử Tri. Và những người ứng cử Quốc Hội tự nhiên phải bầu hai lần sao ?
Ông Chủ tịch trả lời :
Ông Chủ tịch trả lời :
Chúng tôi làm theo chỉ đạo của trên !
Tối 27/3/2002, xem Vô tuyến truyền hình Việt Nam, chương trình Thời Sự – VTV1, đưa tin và hình ảnh bốn vị : Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An họp Hội nghị cử tri cũng giống như trường hợp của tôi. Thấy hầu hết những người tham dự đều là gương mặt tuổi tác, tròn trịa trong phòng họp trọng thể. Và đặc biệt lời phát biểu của Chủ tịch Trần Đức Lương : "... Xin cảm ơn các đồng chí Đại diện !" Phải chăng đây cũng chỉ là những Hội nghị Đại biểu cử tri được chọn mời chứ không phải là Hội nghị cử tri ?
Do đó, tôi xin khiếu nại lên Chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam và Hội đồng Bầu cử Trung Ương Quốc hội khoá XI, xin làm rõ và xin được trả lời :
Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và bầy tỏ sự tín nhiệm của cử tri đối với tôi – người ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XI, là Hội nghị cử tri hay Hội nghị Đại biểu cử tri ?
Ai quyết định và mời Đại biểu cử tri thay cho Cử tri dự cuộc họp này ?
Tại sao Điều 39 của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc Hội qui định : Hội nghị cử tri...ở tổ dân phố... mà tôi lại phải dự hội nghị liên tổ dân phố, hay cụm dân cư là những đơn vị không có quy định trong Luật ?
Kính mong quý Chủ tịch và Hội đồng trả lời công khai cho biết khiếu nại của tôi như khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm vẫn hô vang :
"Sống và làm việc theo pháp luật" !
Các vị là những thần tượng ở cấp Quốc Gia, xin tránh việc câm lặng như lãnh đạo và chính quyền TP Hà Nội hàng chục năm nay không trả lời dân làng Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây chúng tôi đòi ngôi Đình Tử Dương Vọng Đình ở số 8 phố Hàng Buồm cùng 4 căn Nhà Tử Dương Vọng Đình mặc dầu dân làng đã có lúc có đơn kiện với 278 chữ ký cùng với sự ủng hộ của giới sử học, báo chí... Đồng thời cũng giống như vụ công luận đòi xử lý vụ nhà Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở 27 phố Hàng Đường bị bán trái đạo lý con người vẫn im lặng. Hoặc như lãnh đạo và chính quyền huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây không trả lời việc gia tộc họ Phạm cũng ở làng Tử Dương đòi Điện thờ Danh tướng Phạm Nhữ Tăng phò vua Lê Thánh Tông mở rộng bờ cõi phía Nam (1471) bị chiếm đoạt. Từ 1977 đến nay bà con họ Phạm trong Nam ngoài Bắc đi xin đi đòi cũng đều được trả lời bằng sự câm lặng !
Tôi cũng xin được trao đổi công khai trước công luận với Uỷ Ban Bầu Cử Quốc Hội khoá XI TP Hà Nội và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khiếu nại này.
Tôi cũng xin được trao đổi công khai trước công luận với Uỷ Ban Bầu Cử Quốc Hội khoá XI TP Hà Nội và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khiếu nại này.
Kính mong các cơ quan ngôn luận, thông tin và các cử tri Việt Nam tìm hiểu và cùng trao đổi trước công luận để cùng nhau góp phần làm sáng tỏ một chân lý lẽ sống cho Đất Nước bước vào thế kỷ 21 văn minh trí tuệ, theo kịp bước tiến của Nhân Loại.
Rất kính,
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2002
Phạm Quế Dương
37 Lý Nam Đế – Hà Nội
ĐTDĐ : 0904.125.011.
(Điện thoại ở nhà bị cắt từ 5/2001. Người trong gia đình cũng không ai được phép đăng ký đặt lại điện thoại).
Phạm Quế Dương
37 Lý Nam Đế – Hà Nội
ĐTDĐ : 0904.125.011.
(Điện thoại ở nhà bị cắt từ 5/2001. Người trong gia đình cũng không ai được phép đăng ký đặt lại điện thoại).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét