Một kỷ niệm buồn, chuyến đi chơi giối già của vợ chồng tôi. Đỗ Thị Cư
Ngày 28 tháng 12 năm 2002 vào lúc 3g30 chiều, 20 công an đã vây bắt ông bà Phạm Quế Dương và ký giả Hồ Thu tại nhà ga Sài Gòn sau khi những vị này đã đến thăm ông Trần Khuê, nhà chuyên gia Hán Nôm, đang bị quản thúc tại Sài Gòn. Ngày hôm sau, ngày 29 tháng 12 năm 2002, công an cũng lại ập vào nhà ông Trần Khuê bắt ông vào lúc 4 giờ chiều. Những diễn tiến về việc bắt bớ này vừa được bà Đỗ Thị Cư, vợ ông Phạm Quế Dương, ghi lại với rất nhiều chi tiết đáng lưu ý trong bài viết đề ngày 15/3/2003 dưới đây. TÔI xin ghi lại trung thực sự việc xảy ra từ 23-12-02 ngày chồng tôi và tôi vào Sài Gòn cho đến ngày 28-12-02 chúng tôi bị bắt, và riêng tôi được trả lại tự do ngày 7-1-03 sau 11 ngày bị giam giữ.
Tôi là Đỗ Thị Cư, sinh 1942, có hộ khẩu thường trú tại khu tập thể quân đội - 37 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, 37 tuổi Đảng, 32 năm công tác liên tục trong ngành lâm nghiệp, nay đã nghỉ hưu.
Lần đầu tiên, sau 28 năm giải phóng miền Nam, tôi mới có dịp cùng chồng tôi là Phạm Quế Dương, sinh 1931, nguyên tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự, cán bộ tiền khởi nghĩa, đại tá quân đội, thương binh 4/4, có 45 năm phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam ; chúng tôi bàn nhau đi chơi giối già (*) một chuyến thăm bè bạn, chùa chiền, cảnh sắc miền Nam, rồi trở ra cho kịp đón tết Quý Mùi và ngày con gái sinh cháu đầu lòng. Rồi sẽ bận bịu với cháu nhỏ, tôi không còn dịp nào để đi đâu xa nữa.
Chúng tôi đi bằng máy bay từ sân bay Nội Bài ngày 23-12-02. Tới Sài Gòn vào ở nhà họ hàng số 178E đường Điện Biên Phủ. Hôm sau 24-12-02 tôi bị ốm vì say máy bay, không đi đâu cả.
Ngày 25-12-02 hai vợ chồng tôi cùng hai bố con cháu Tiến và Tú đưa đi nghĩa trang thành phố thăm mộ ông Phạm Hữu Khánh và mộ vợ của cháu Tiến, đến chiều mới về.
Ngày 26-12-02 đi Vũng Tàu 7 giờ sáng, cùng đi có chú nhà báo Hồ Thu, biên tập viên nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin và cháu Hậu. Lúc đi bằng tàu cánh cụp, về bằng ô tô khách.
Thời gian ở Vũng Tàu, đầu tiên đến nhà bác Linh, khoảng một tiếng, sau đó đi ăn trưa. Xong, lên ô tô tắc-xi đi vòng quanh Vũng Tàu. Bác Linh giới thiệu những cảnh đẹp ở Vũng Tàu và xung quanh bờ biển (chỉ dừng xe lại quan sát thôi, không xuống đâu cả). Sau đó ra bến xe khách mua vé về Sài Gòn.
Ngày 25-12-02 hai vợ chồng tôi cùng hai bố con cháu Tiến và Tú đưa đi nghĩa trang thành phố thăm mộ ông Phạm Hữu Khánh và mộ vợ của cháu Tiến, đến chiều mới về.
Ngày 26-12-02 đi Vũng Tàu 7 giờ sáng, cùng đi có chú nhà báo Hồ Thu, biên tập viên nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin và cháu Hậu. Lúc đi bằng tàu cánh cụp, về bằng ô tô khách.
Thời gian ở Vũng Tàu, đầu tiên đến nhà bác Linh, khoảng một tiếng, sau đó đi ăn trưa. Xong, lên ô tô tắc-xi đi vòng quanh Vũng Tàu. Bác Linh giới thiệu những cảnh đẹp ở Vũng Tàu và xung quanh bờ biển (chỉ dừng xe lại quan sát thôi, không xuống đâu cả). Sau đó ra bến xe khách mua vé về Sài Gòn.
Trên đường về trời mưa rất to. Đến Sài Gòn, chú Hồ Thu bảo rẽ vào nhà ông Trần Khuê mượn sách để tái bản (sách gì thì tôi không nhớ). Xe bị dột và bị hắt, người ướt hết vì nước mưa, cả bốn người cùng vào nhà ông Trần Khuê.
Ông Khuê ở trên một căn gác vừa chật chội vừa mưa dột, phải lấy hai ba chậu hứng nước để ngổn ngang, không có chỗ ngồi. Mọi người chào hỏi nhau vui vẻ. Chú Hồ Thu hỏi mượn sách, thế là hút vào chuyện sách. Còn không ai nói chuyện gì khác cả.
Ông Trần Khuê kể trong 6 tháng mua 11, 12 loại sách báo hết hơn 2 triệu đồng. Tôi máy mồm nói : "sao ông không bắt chước người ta lo cho vợ con được sung sướng, đấy ông xem, nhà dột thế này nhưng lắm sách báo thì đốt ra mà uống à."
Ông Khuê chỉ cười khà khà. Rồi thấy công an đến gọi ông Khuê xuống nhà. Chúng tôi cùng đi xuống.
Có nhiều công an, người sắc phục, người thường phục, hỏi chúng tôi tên tuổi từng người, ở đâu, nơi cư trú, lý do đến thăm. Tôi còn đưa túi xách đồ ăn trưa dư lại cho các chú công an xem.
Rồi vợ chồng tôi về nhà ở đường Điện Biên Phủ, khoảng 11 giờ đêm, có công an khu vực đến hỏi chuyện gì người cháu. Sau đó tôi đã nhắc người cháu đi đăng ký tạm trú, nhưng các cháu đều bảo khuya rồi, không cần, mai báo cũng được.
Quả là 12 giờ đêm công an đến kiểm tra tạm trú, lập biên bản, và bảo tôi mai ra công an phường.
Sáng 27-12-02, tôi và người cháu ra công an phường. Họ bảo phải có ông Dương. Tôi đã có cảm giác không bình thường. Đến lúc ông Dương đến, có khoảng hơn chục công an vừa sắc phục vừa thường phục đã ở đó. Sau vài câu hỏi thăm thì có một người giở bài viết hỏi ông Dương có phải tài liệu này của ông không ? Ông Dương xem và nói : "Đúng, bài viết này tôi viết ở Hà Nội nhưng ai đưa cho các anh chỉ có phần đầu không có phần dưới, mà phần dưới mới là quan trọng (bài lẫn lộn giữa Chúa Giê-xu và Phật Thích-ca)". Thế rồi công an lập biên bản vi phạm hành chính không khai báo tạm trú, và xách hỏi lịch trình đi những đâu, rất nhiễu sự đến hết cả buổi sáng.
Sáng 27-12-02, tôi và người cháu ra công an phường. Họ bảo phải có ông Dương. Tôi đã có cảm giác không bình thường. Đến lúc ông Dương đến, có khoảng hơn chục công an vừa sắc phục vừa thường phục đã ở đó. Sau vài câu hỏi thăm thì có một người giở bài viết hỏi ông Dương có phải tài liệu này của ông không ? Ông Dương xem và nói : "Đúng, bài viết này tôi viết ở Hà Nội nhưng ai đưa cho các anh chỉ có phần đầu không có phần dưới, mà phần dưới mới là quan trọng (bài lẫn lộn giữa Chúa Giê-xu và Phật Thích-ca)". Thế rồi công an lập biên bản vi phạm hành chính không khai báo tạm trú, và xách hỏi lịch trình đi những đâu, rất nhiễu sự đến hết cả buổi sáng.
Chiều 27-12-02, ông Dương và tôi đi thăm gia đình hai bác Tình+Nồng và gia đình bác Địch từ Hà Nội vào ở chợ Rồng gì đó tôi không nhớ.
Ngày 28-12-02, cũng lại hai bố con Tiến Tú hai xe máy đưa hai vợ chồng tôi đi Hóc Môn, Gò Vấp thăm mộ, lễ chùa Hoằng Pháp, rồi về nhà cháu Tiến ăn giỗ chị Trà (mẹ Tiến). Mọi người đều giữ ở chơi, nhưng chúng tôi đã mua vé tàu Đà Nẵng vào 15 giờ 30 nên phải về.
Về đến 178E Điện Biên Phủ thì đã 15 giờ. Ngoài cổng thấy một tốp thợ xây đang khuân xi-măng vác vào trong nhà. Còn nửa tiếng nữa tàu chạy, tôi vội vàng vào nhà thu xếp hành trang để ra ga cho kịp. Ông Dương đi thắp nhang lễ tạ các cụ, xong ra sân đánh cây cảnh cùng chú Hồ Thu.
Về đến 178E Điện Biên Phủ thì đã 15 giờ. Ngoài cổng thấy một tốp thợ xây đang khuân xi-măng vác vào trong nhà. Còn nửa tiếng nữa tàu chạy, tôi vội vàng vào nhà thu xếp hành trang để ra ga cho kịp. Ông Dương đi thắp nhang lễ tạ các cụ, xong ra sân đánh cây cảnh cùng chú Hồ Thu.
Tôi nghe thấy tiếng léo nhéo nói, có ai gửi xấp thư gì đó. Tôi cũng không kịp hỏi là ai gửi, vì tiếng miền Nam tôi nghe không thạo, cứ thế túi đeo túi xách vội vã lên ô tô ra ga cho kịp giờ tàu cùng hai cháu đi tiễn.
Vào khỏi cửa soát vé ga Sài Gòn, tôi đi trước. Ông Dương, chú Hồ Thu và các cháu đi sau. Tôi quay lại giục đi nhanh, thì đã thấy hàng chục công an sắc phục thường phục vây quanh ông Dương cùng chú Hồ Thu yêu cầu vào để kiểm tra khám xét. Tôi hỏi khám tìm gì cho biết lý do. Công an nói là khám theo lệnh của trên. Thế là cả ba người chúng tôi đều bị khám xét.
Khi giở túi xách của tôi ra có ba tài liệu :
Khi giở túi xách của tôi ra có ba tài liệu :
1. Một bản danh sách những người chống tham nhũng lấy ở Internet.
2. Một bài viết "Đối thoại với Trần Bạch Đằng về cửa Ải Nam Quan"
3. Và một bài nữa có tiêu đề viết tắt (tôi không nhớ).
Lúc ấy tôi mới biết mình mang những tài liệu đó (tức xấp thư có ai gửi lúc đang vội vã thu xếp hành trang). Công an lập biên bản tạm giữ tôi lúc 15 giờ 30 ngày 28-12-02, cho đến 10 giờ đêm thì công an đưa về quận 3.
Công an bắt chồng tôi sang một ô tô khác, nhưng tôi phản đối kêu gào vì là nơi đất khách quê người, lần đầu tiên tôi vào đây, không biết ai thật ai giả, đêm tối tôi là đàn bà yếu đau, nên tôi nhào sang xe chồng tôi lôi kéo lại. Một bên hai công an xốc nách chồng tôi, một bên tôi và một người cháu co kéo. Đau đớn thay ! Ai nhìn thấy cảnh ngộ này cũng phải đau lòng cho vợ chồng tôi. Gia đình một ông đại tá quân đội, tham gia cách mạng từ Tiền khởi nghĩa, mà bây giờ bị đối xử như thế này. Tôi vừa khóc vừa gào thét. Trời đất cũng như cám cảnh cho chúng tôi, càng mưa to. Bên công an nhượng bộ.
Về đến quận 3, công an nhốt hai vợ chồng tôi vào cùng phòng có một giường cá nhân và bộ bàn ghế làm việc. Lúc nào cũng có từ 3 đến 5 người công an ngồi kèm. Tôi đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, đều có người đứng bên cạnh. Chồng tôi cũng thế.
Suốt cả đêm 28-12 tôi không hề chợp mắt, vừa sợ vừa tức, chỉ dành giường cho anh Dương ngủ, vì tôi cảm nghĩ sẽ có chuyện với anh Dương đây.
Nhưng anh Dương rất bình tĩnh, anh vẫn tươi cười, không nói gì với tôi, kể từ khi vào ga Sài Gòn cho đến khi bị tách biệt giam.
Sáng 29-12-02 công an bảo tôi để ông Dương lên trên phòng làm việc, vì hai người cùng làm việc không tiện. Thế là họ túm vào, một số người giữ tôi lại, một số người xốc nách chồng tôi đưa đi tách biệt từ đó.
Đến tối, tôi ngồi ở cửa thấy bóng chồng tôi. Tôi vội chạy ra. Công an đang bắt chồng tôi đưa đi nơi khác. Tôi kêu gào lăn lộn trước cảnh ngộ đó. Tôi nghe thấy tiếng một công an quát bảo : "nhiều người thế mà phải thua con mẹ già này à ?" Thế là họ túm khiêng tôi về chỗ cũ.
Rồi công an tự xách hết đồ đạc của tôi đi. Khoảng 15, 20 phút sau họ quay lại đưa tôi lên phòng làm việc. Tôi hỏi tại sao lại xách hết đồ đạc của tôi đi mà không bảo tôi ? Bắt chồng tôi về tội gì ? Thế là công an đọc lệnh bắt tôi khẩn cấp. Lúc đó người tôi như hụt hẫng, hết hơi. Tôi phải nhờ một chú công an nắm tay tôi truyền năng lượng sang cho tôi đỡ mệt. Họ đưa tôi lên ô tô chở về C2, số 4, Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Đến đó tôi được một cô gái công an mặc thường phục hỏi cung, rồi đưa tôi đến một phòng khám xét. Cô gái bắt tôi cởi hết quần áo, trần như nhộng, lộn túi áo, túi quần, thu hết tất cả tư trang, thậm chí cặp tóc cũng bắt tháo, đầu tóc bù xù. Sau đó công an phát cho tôi một bộ quần áo tù, một chiếc màn, một chăn chiên, đưa xuống nhốt cùng một cô bán tiền giả.
Trong khi khám công an thu giữ của tôi 114.000 đồng tiền Việt Nam và 2001 đồng đôla. Số tiền này của tôi mang từ ngoài Bắc vào, vì đi chơi đường dài đem đôla cho gọn nhẹ, cần mua sắm gì hoặc phòng thân tuổi già ốm đau thì đổi cũng tiện.
Rồi công an tự xách hết đồ đạc của tôi đi. Khoảng 15, 20 phút sau họ quay lại đưa tôi lên phòng làm việc. Tôi hỏi tại sao lại xách hết đồ đạc của tôi đi mà không bảo tôi ? Bắt chồng tôi về tội gì ? Thế là công an đọc lệnh bắt tôi khẩn cấp. Lúc đó người tôi như hụt hẫng, hết hơi. Tôi phải nhờ một chú công an nắm tay tôi truyền năng lượng sang cho tôi đỡ mệt. Họ đưa tôi lên ô tô chở về C2, số 4, Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Đến đó tôi được một cô gái công an mặc thường phục hỏi cung, rồi đưa tôi đến một phòng khám xét. Cô gái bắt tôi cởi hết quần áo, trần như nhộng, lộn túi áo, túi quần, thu hết tất cả tư trang, thậm chí cặp tóc cũng bắt tháo, đầu tóc bù xù. Sau đó công an phát cho tôi một bộ quần áo tù, một chiếc màn, một chăn chiên, đưa xuống nhốt cùng một cô bán tiền giả.
Trong khi khám công an thu giữ của tôi 114.000 đồng tiền Việt Nam và 2001 đồng đôla. Số tiền này của tôi mang từ ngoài Bắc vào, vì đi chơi đường dài đem đôla cho gọn nhẹ, cần mua sắm gì hoặc phòng thân tuổi già ốm đau thì đổi cũng tiện.
Buồng giam hai người 6 mét vuông, ăn ngủ, đi tiểu tiện, đại tiện đều tại chỗ. Có ba lỗ thông hơi qua hai cửa sắt. Mấy ngày liền tôi không ăn, không ngủ, ói mửa, đau đầu, hạ đường huyết, bệnh dạ dày lại tái đau. Chân tay run rẩy. Người lâng lâng như trong cơn sốt.
Sau 11 ngày bị bắt giữ và tạm giam, hồi 16 giờ 30 ngày 07-01-03, có quyết định thả tôi. Tôi bước ra khỏi buồng giam thở hổn hển thấy ánh sáng chói lòa. Vì trong buồng giam thiếu ánh sáng và không khí.
Lúc nhận lại đồ vật tạm giữ có chú công an đọc cho viết : "Tôi đã nhận đủ tiền và các tư trang hành lý ..vv...", rồi ký nhận vào. Tôi như cái máy, công an bảo sao, tôi ghi như vậy. Ký xong, công an đưa tư trang hành lý và đếm tiền trả tôi, thì anh công an tên là Thi giật lấy sấp tiền chú công an đang đếm, nói là không phải đếm, đưa đây, chuyển sang bên này, điều tra tiếp (mồm nói tay cầm lấy sấp tiền đó). Tôi tâng hẩng. Tôi nói :
- tiền của tôi, sao anh lại bảo điều tra tiếp là thế nào ?"
Anh công an Thi trừng mắt lên bảo :
- bà đừng lật lọng, lúc nãy tử tế thế, bây giờ bà đừng giở trò.
Tôi cũng nói to :
- anh bảo tôi lật lọng là nghĩa thế nào, tư trang đã trả cho tôi thì tiền của tôi cũng phải giả cho tôi. Còn anh bảo tôi lấy của ai, thì gọi người đó ra đây.
Thế là anh công an Thi đưa tôi sang một phòng khác, kéo phông xanh che cửa lại, lấy một tờ giấy bắt tôi viết cam kết. Tôi viết không theo ý anh ấy, lại đưa một tờ giấy khác bắt viết lại (lối làm việc thật là ép buộc !). Rồi anh ta đưa cho tôi một tờ biên bản tạm giữ số tiền nói nếu bà không ký vào bản giao tiền này bà sẽ bị giam tiếp. Tôi hoang mang. Bên công an dùng số đông người làm áp lực tinh thần. Người thúc giục tôi ra xe ô tô còn về 178E Điện Biên Phủ. Người giục tôi xách túi đi. Người giục tôi ký nhận lấy 500.000 đồng tiền đi tàu xe. Người vỗ về tôi ký biên bản tạm giữ tiền. Cứ loạn cả lên. Sau này tôi mới hiểu là một thủ thuật công an đã áp dụng với tôi để thu giữ 2001 đôla của tôi và cả điện thoại di động. Có công an đã lục túi lấy di động ghi thêm vào cuối tờ biên bản thu giữ tiền. Như vậy công an muốn ghi, muốn làm thế nào thì làm, để thực hiện cho được theo ý đồ đã định sẵn.
Tôi có yêu cầu cho biết chồng tôi bị bắt vì lý do gì ? Hiện nay bị giam ở đâu ? Tại sao lại thu hết tiền của tôi ? Lấy gì để chi tiêu bây giờ ?
Anh công an Thi bảo đã đưa chồng tôi ra Bắc, muốn hỏi gì về Bộ Công An mà hỏi. Tôi gặng hỏi lại, có đúng như vậy không ? Chú công an tên là Xung nói quả quyết đúng như vậy. Còn tiền thì họ cứ giữ, và giải quyết cho tôi 500.000 đồng tiền vé tàu về Bắc.
Ô tô công an đưa tôi về nhà họ hàng 178E Điện Biên Phủ.
Về đến nhà, mới vỡ lẽ công an nói dối. Chồng tôi vẫn bị giam ở Sài Gòn. Tôi định quay lại số 4 Phan Đăng Lưu hỏi cho rõ và đòi lại hai cái áo rét của chồng tôi, đựng trong túi ni-lông màu đen, không ghi vào văn bản thu giữ, tôi quên không cầm về. Các cháu sợ lôi thôi, gàn (**) tôi, không cho tôi tới nữa.
Tôi hỏi, có ai biết số tài liệu bị công an giữ người nào gửi cho tôi không ? Thì không ai biết cả, nhưng có một người thợ xây vào tận trong bếp lấy cắp tiền, đã bị phát hiện và đuổi đi.
Ngày hôm sau 08-1-03 các cháu mua vé máy bay đưa tôi ra Hà Nội. Lúc này đã gần Tết, con gái tôi ở nhà sắp đến ngày sinh cháu đầu lòng. Không có tôi sẽ rất lúng túng. Tôi gạt nước mắt mà về.
Ngày hôm sau 08-1-03 các cháu mua vé máy bay đưa tôi ra Hà Nội. Lúc này đã gần Tết, con gái tôi ở nhà sắp đến ngày sinh cháu đầu lòng. Không có tôi sẽ rất lúng túng. Tôi gạt nước mắt mà về.
Hai vợ chồng cùng đi mà khi về chỉ còn mình tôi. Chồng tôi bị bắt không biết bây giờ ra sao, trong người không có đồ vật gì, hai tay không. Ngồi trên máy bay, nước mắt tôi cứ ứa ra.
Về tới Hà Nội, mừng mừng tủi tủi, được biết công an đã đến khám nhà tôi lấy đi nhiều tài liệu của anh Dương, trong lúc chỉ có con gái tôi bụng to sắp sinh nở, làm cháu hoảng hốt, tý nữa đọa thai, hàng xóm phải đưa đi cấp cứu bệnh viện (trong đó có hai con gái ông bí thư đưa cháu đi cấp cứu).
Về tới Hà Nội, mừng mừng tủi tủi, được biết công an đã đến khám nhà tôi lấy đi nhiều tài liệu của anh Dương, trong lúc chỉ có con gái tôi bụng to sắp sinh nở, làm cháu hoảng hốt, tý nữa đọa thai, hàng xóm phải đưa đi cấp cứu bệnh viện (trong đó có hai con gái ông bí thư đưa cháu đi cấp cứu).
Tối mồng 10-1-03 tôi đã sang báo cáo ông Hải bí thư chi bộ nơi tôi sinh hoạt, trình bày sự việc và thông báo chồng tôi bị bắt, cùng có lời cảm ơn.
Tối 11-1-03 tôi đến nhà anh Hoan tổ trưởng dân phố, nhưng anh đi vắng, có nhờ bác Ty nói hộ.
Chuyến đi chơi đáng buồn của vợ chồng tôi là như vậy. Tôi ghi lại trung thực để báo cáo với chi bộ, cũng là để báo cáo với lãnh đạo, và trình bày cùng bạn bè quan tâm tới hỏi thăm.
Chúng tôi xin cảm tạ những tấm lòng cảm thông ấm áp của tất cả các ông các bà khu phố, các đồng đội của chồng tôi, các bè bạn của gia đình chúng tôi cùng họ hàng cô bác đã đến thăm hỏi.
Hiện nay dư luận tung ra chồng tôi làm gián điệp, phạm điều 80 Bộ luật Hình sự Việt Nam, đang trong thời gian tạm giữ để điều tra làm rõ sự thật.
Chuyến đi chơi đáng buồn của vợ chồng tôi là như vậy. Tôi ghi lại trung thực để báo cáo với chi bộ, cũng là để báo cáo với lãnh đạo, và trình bày cùng bạn bè quan tâm tới hỏi thăm.
Chúng tôi xin cảm tạ những tấm lòng cảm thông ấm áp của tất cả các ông các bà khu phố, các đồng đội của chồng tôi, các bè bạn của gia đình chúng tôi cùng họ hàng cô bác đã đến thăm hỏi.
Hiện nay dư luận tung ra chồng tôi làm gián điệp, phạm điều 80 Bộ luật Hình sự Việt Nam, đang trong thời gian tạm giữ để điều tra làm rõ sự thật.
Là một người vợ nhiều năm chung sống cùng chồng, tôi hiểu rõ chồng tôi hơn ai hết, đại tá Phạm Quế Dương không thể và không bao giờ làm điều bán nước hại dân. Anh chỉ có một cái tội là hay nói ra những điều nhiều người biết nhưng không nói. Anh sống thẳng thắn, thương người. Anh mong muốn đất nước phát triển. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng chống tham nhũng, anh làm đơn xin thành lập Hội nhân dân Việt Nam giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng, theo đúng luật pháp. Còn đang chờ đợi trên trả lời. Anh viết nhiều bài lên án những kẻ cơ hội, nịnh hót, dối trá. Anh bênh vực những chùa chiền bị xâm phạm, tham gia đòi lại đình Tử Dương cho dân làng Tía, quê hương anh. Những điều gì anh đã làm, mà tôi biết, đều là những điều ích nước lợi dân. Anh có nhiều suy nghĩ không thống nhất với lãnh đạo, nhưng dù làm điều gì, tôi tin chắc như đinh đóng cột rằng, không bao giờ anh làm tổn hại cho đất nước, cho giống nòi.
Một việc nữa tôi thắc mắc và đề nghị, công an hãy trả lại cho tôi số tiền thu giữ 2001 đôla, trong biên bản thu giữ in sẵn lại ghi là tôi tự nguyện đem nộp. Đây là số tiền của tôi, của gia đình tôi dành dụm mấy chục năm nay. Con gái tôi mới sinh cháu. Chúng tôi đang cần tiền. Không có lý gì đã trả tôi tự do, trả lại tư trang hành lý, mà lại giữ tiền của tôi lại để điều tra.
Bạo lực không giải quyết được tư tưởng. Không nên đàn áp những suy nghĩ khác nhau. Nên bàn bạc, tranh luận, thuyết phục, tìm cho ra lẽ phải.
Bạo lực không giải quyết được tư tưởng. Không nên đàn áp những suy nghĩ khác nhau. Nên bàn bạc, tranh luận, thuyết phục, tìm cho ra lẽ phải.
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2003
Đỗ Thị Cư ( vợ cựu đại tá Phạm Quế Dương )
Khu Tập thể quân đội 37 Lý Nam Đế - Hà Nội
Nơi gửi :
- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
- Tòa án Nhân dân tối cao
- Bộ Công An
- Chi bộ Đảng Khu - 37 Lý Nam Đế
- Các đồng đội và bè bạn.
(*) giối già = trối già : làm việc gì nhằm thỏa mãn lúc tuổi già, coi là lần cuối trong đời
(**) gàn = khuyên đừng làm
- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
- Tòa án Nhân dân tối cao
- Bộ Công An
- Chi bộ Đảng Khu - 37 Lý Nam Đế
- Các đồng đội và bè bạn.
(*) giối già = trối già : làm việc gì nhằm thỏa mãn lúc tuổi già, coi là lần cuối trong đời
(**) gàn = khuyên đừng làm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét