Phạm Quế Dương

" Đảng CSVN hiện cần cả một lực lượng ngoại bang để bảo vệ họ "
Trong nhu cầu tìm hiểu và thông tin về vấn đề nhà cầm quyền CSVN đã ký một số hiệp ước về biên giới, dâng một phần đất của tổ tiên cho Trung Quốc, trong đó có Ải Nam, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ông Phạm Quế Dương từ Hà Nội. Ông Phạm Quế Dương là cựu Đại Tá trong chính quyền CSVN và là một trong những nhà phản kháng trong nước hiện naỵ Ông đã can đảm đứng lên đòi quyền lập hội, đòi quyền tự do, dân chủ và đả phá các tệ nạn tham nhũng, khủng bố của nhà nước và Đảng CSVN.


Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Trước hết, chúng tôi xin kính chào ông Phạm Quế Dương, đây là lần đầu tiên ML được hân hạnh trò chuyện cùng ông qua đường dây điện thoại viễn liên. Xin kính gởi lời chào đến ông !
- Phạm Quế Dương: Vâng : xin cảm ơn.
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông, trong thời gian gần đây đồng bào trong cũng như ngoài nước rất xôn sao trước sự kiện nhà nước CSVN đã ký một số hiệp định trong năm 1999 và 2000 cũng như vừa có những buổi lễ để cắm những cột mốc mới về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế thì cảm nghĩ của ông như thế nào trước sự kiện này ?
- Phạm Quế Dương: Thực ra thì cả nước VN đều bất nghờ trong đó có cả tôị Trước hết chúng tôi đọc một bài của ông Đỗ Viết Sơn, ông ấy năm nay 75, 76 tuổi rồi, ông ấy viết về vấn đề này! Chúng tôi cũng ngạc nhiên, không nghĩ là cái chuyện vấn đề biên giới mà họ lén lút ký với nhau như thế, và rồi không thông qua gì cho cả quốc hội và không thông tin cho nhân dân. Sau đó ít lâu, đọc một bài nữa "Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều" của anh luật sư trẻ Lê Chí Quang, cũng lại nói về vấn đề đó. Trước tình hình đó, buộc lòng chúng tôi chúng tôi có một số người phải kiến nghị với nhà nước phải làm sáng tỏ vấn đế đó. Tất nhiên chả ai mà người ta trả lời cả. Đối với chúng tôi, hai mươi mấy người ký tên người ta không trả lờị Sau đó mưo! +`i một, mười hai người ký tên người ta cũng trông trả lời, và người ta cũng không đưa một cái tin công khai nào trên báo về hiệp định đó; và người ta tiến hành cắm mốc biên giới cuối năm rồị Như thế, về mặt hành động, thì bản thân người ta đã công nhận việc ký cái hiệp định về biên giới với Trung quốc. Nhưng mà ký hiệp định mới về biên giới với Trung Quốc như vậy thì hiện giờ mất lãnh thổ của đất nước của tổ tiên chúng ta là bao nhiêủ Hiện giờ không có một văn bản, một thông tin nào được biết hết. Cho nên trong nước chúng ta, người thì bảo là mất 720 km vuông, người thì bảo hơn 300 km, người thì bảo là còn nhiều nữạ Và đặc biệt, vùng Vịnh Bắc Bộ tỷ lệ trước kia khác, bây giờ khác mà phần lợi cho Trung Quốc thì rất là nhiều do đó nó gây p! hẩn nộ cho nhân dân, đặc biệt là trong lực lượng cự u chiến binh, trong đó có tôị Tôi cũng là cựu chiến binh, vào năm 78 tôi cũng lên làm nhiệm vụ bảo vệ ở phía Bắc khi mà quân Trung Quốc xâm lăng phía Bắc của chúng tạ Cho đến tận năm 82 tôi mới trở về Bộ. Do đó tôi biết rất rõ v ề tình hình biên giớị Cũng vì thế cho nên thực sự đây là một xúc động đối với chúng tôi, coi như là một nỗi nhục cho đất nước, cho tổ tiên của chúng ta.
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông, đồng bào hải ngoại rất quan tâm đến sự kiện nàỵ Nhiều anh chị em trẻ đặt vấn đề là lý do tại sao nhà nước CS lại có hành động dâng đất cho Bắc Triều như thế. Là một người hiểu biết, đã từng một thời ở trong guồng máy của nhà cầm quyền đương thời, ông có một nhận định như thế nào về lý do của sự việc này ?
- Phạm Quế Dương: Thực ra thì bây giờ việc họ lén lút cắt đất cho Trung Quốc là rõ rồị Tại sao họ hành động như vậy, hiện giờ còn có nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề nàỵ Trước hết, phải chăng rằng một số người lãnh đạo đảng CS Việt Nam hiện nay chịu ân huệ của Trung Quốc giờ muốn trả ơn họ chăng? Đó là một dư luận. Thứ hai nữa trong tình trạng thực tiễn, tấm lòng của dân với lãnh đạo đảng CS và nhà nước này càng ngày càng có nhiều bất bình, trước cái nạn tham nhũng quá lớn. Do đó cho nên họ (Đảng CSVN) cần có một lực lượng bảo vệ họ. Do đó cái lực lượng bảo vệ họ bây giờ, họ cần cả nước ngoàị Và cả nước ngoài phải chăng là có cái lực lượng sát vách đó để bảo vệ họ. Tức là để bảo vệ lực lượng tham nhũng ơ! ? trong đất nước của chúng tạ Cho nên hiện giờ, tại sao như thế? Cũng chưa cắt nghĩa được. Nhưng mà trong dư luận bàn soạn với nhau thì thấy cái hiện tượng những con người dám cắt đất nước của chúng ta cho Trung Quốc là họ không còn chút lương tâm nào và không còn một chút gì gọi là lòng yêu nước mà hoàn toàn là những động cơ cá nhân của họ. Vì họ muốn giữ vị thế của họ. Đó chính là nguyên nhân cơ bản nhất mà chúng tôi cho là như thế. Và cái này cũng phản ảnh cái thế của họ là bề ngoài họ trấn áp, vẫn đàn áp những người đấu tranh cho tự do dân chủ của đất nước. Nhưng cũng thể hiện cái thế của họ càng ngày càng sa sút, càng ngày càng suy yếu trước sự phát triển của các phong trào đấu tranh đòi hỏi dân chủ tự do cho đất nước mình.
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông, cá nhân chúng tôi rời Việt Nam khi còn rất trẻ, tuy nhiên vẫn còn nhớ thuộc lòng một bài học từ ngày cắp sách đến trường đó là đất nước Việt Nam mình trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau; thế nhưng ngày hôm kia có đọc một bài b áo trên mạng VASC-Orient, do cô Thu Uyên phỏng vấn ông Lê Công Phụng là thứ trưởng ngoại giao của nhà nước CSVN. Trong bài phỏng vấn này, ông Lê Công Phụng, nguyên văn, đã khẳng định như sau: ''Cho đến nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200 mét.'' Đó là nguyên văn lời của ông Lê Công Phụng đã xác nhận. Có nghĩa là Ải Nam Quan, mà trong sử sách VN mình đã ghi, có rất nhiều di tích lịch sử từ bao đời nay, nay đã không còn của VN nữa mà đã chính thứ! c thuộc về Trung Quốc. Ông nghĩ như thế nào về sự kiện này ?
- Phạm Quế Dương: Về hiện tượng Ải Nam Quan sau đổi là Hữu Nghị Quan, là như vậy, tức là thuộc về Trung Quốc hiện nay, thì hiện tượng này đã có từ lâu. Từ năm 1970 tôi lên trên đó, tôi đã biết. Tuy nhiên vấn đề lúc đó vẫn chưa phải của Trung Quốc, vì vẫn có hy vọng sẽ có những cuộc đàm phán với nhau về biên giới để trả lại Ải Nam Quan lại cho mình. Vì Ải Nam Quan là một di tích lịch sử. Bản thân người dân Việt Nam nào học sử cũng biết cụ Nguyễn Trãi đi tiển bố của mình là cụ Phi Khanh. Lên trên đến đó, cụ Phi Khanh bảo cụ Nguyễn Trãi về vì nhà Minh xâm chiếm nước tạ Về hãy rữa mối hận thù nhà, rữa mối hận cho non sông đất nước của chúng tạ Theo truyền thuyết, suối Phi Khanh ở đó, hai c! ụ còn khóc nước mắt chảy thành suốị Thế mà giờ thuô .c về Trung Quốc. Cái này là cái ô nhục cho đảng CSVN, điều này hoàn toàn không thể nào chấp nhận được, là sự phẫn nộ của dân tộc Việt Nam chúng tạ Hôm nay tôi mới biết ông thứ trưởng ngoại giao trả lời khẳng định như vậy, chứ ở trong nước có ai nói gì đâu, cả Quốc hội cũng không hề, không biết là họ có được thông qua hay không ?
- Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Vâng! Cũng trong bản tin này, ông Lê Công Phụng xác nhận cuộc đàm phán này, với những ký kết đã được thông qua với Quốc Hộị Thế nhưng trong các quốc gia Tây Phương có một nền dân chủ được tôn trọng thì chúng ta có thể tin vào quyền hành của quốc hội, nhưng đối với nhà nước CSVN thì vấn đề đó cũng là một vấn đề cần bàn lại phải không ạ? Với một cái quốc hội của nhà nước CSVN hiện nay thì chúng tôi thiết nghĩ là có cũng bằng thừa ?
Phạm Quế Dương: Nếu các bạn ngoài đó mà hiểu như vậy thì tôi nói thật, các bạn nắm được tình hình Việt Nam khá chắc đấy. Cái quốc hội của mình này, chúng tôi phải thành thật nói đó là một quốc hội bù nhìn, một cái lũ nghị gật. Việc bây giờ như hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, cũng làm theo đúng thủ tục của nó là chính phủ báo cáo với quốc hội, chủ tịch nước phải báo cáo quốc hội, quốc hội thông qua, bỏ phiếu cuối cùng thì mới có giá trị Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ. Một cái hiệp định buôn bán giữa ta và Mỹ thì họ làm như thế. Còn hiệp định về đất nước của chúng ta, họ lại làm im ỉm như thế. Đến bây giờ chúng ta mới biết họ ký với nhau từ 99 đấy chứ! Hai năm nay, thế làm sao chúng ta có biết gì đâu? Vì thế cho nên! cái quốc hội, ở trong nước chúng tôi thành thật mà nói, càng ngày càng không tin. Mà tôi nói thẳng là một cái dạng bù nhìn, một dạng nghị gật, họ ngồi đấy để họ ăn, để họ tham nhũng, để họ bênh vực cho bộ máy tham nhũng này; nhưng tham nhũng cũng chỉ là tiền của đất nước, của dân chúng ta thôị Nhưng đây là mất đất, để lại nỗi nhục cho con cháu chúng ta sau này, vấn đề này là một bài toán khó giảị.
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Bây giờ, cụ thể chúng ta có thể làm được gì? Nhìn từ góc nhìn của ông, những người lão thành cách mạng, những người phản kháng hiện nay ở trong nước. Thì theo ông chúng ta nên làm những gì? Nhất là đối với anh em trẻ hiện nay ở hải ngoại ?
- Phạm Quế Dương: Thực ra, bây giờ không có gì khác là phải lên án cái hành động của chính phủ Việt Nam này, dưới sự chỉ đạo, sự lãnh đạo của đảng cộng sản, mà đã có hành động làm mất đất. Thứ hai, cùng nhau thống nhất không chấp nhận cái hiệp định đó, đấy (việc dâng đất) là một hành động lén lút, phía Việt Nam cũng vậy, phía Trung Quốc cũng không chính đáng. Bộ mặt của Trung Quốc trong hành động này cũng phải bị vạch mặt ra. Thứ ba, kêu gọi quốc tế, đây là đất đai tổ tiên Việt Nam do đó hiệp định về biên giới này là một hiệp định lén lút. Trước thời đại thông tin, văn minh và công khai như bây giờ cũng mong rằng quốc tế lên án không công nhận (hiệp định), và (hỗ trợ) cho tấm lòng của người dân Việt Nam trước cái hiệp ! định mất đất như thế nàỵ Còn hiện tại trong nước, thì dầu sao đi nữa cái bộ máy của nhà nước CSVN này họ còn rất mạnh. Do đó những người phản đối, những người cương quyết lên án là họ "xử lý" ngay. Tôi nói ví dụ như anh Bùi Minh Quốc, anh ta vừa bị bắt và quản chế là vì saỏ Vì anh ta từ Đà Lạt ra ngoài này (miền Bắc) đi lên biên giới để khảo sát biên giớị Họ sợ anh ấy công bố, cho nên khi về, họ lấy cớ họ bắt. Hai là anh Trần Khuê, cũng thế thôi, anh ấy mới lên Lạng Sơn khảo sát, anh gặp Ban Biên Giới hỏi tình hình, anh ấy chưa lên được miền trên Hà Giang, và trên Cao Bằng. Mới đi có Lạng Sơn là cái chỗ Ải Nam Quan thôi, là về lập tức. Họ lấy cớ là anh ấy tham gia cùng với tôi, hai anh em ký văn bản thành lập hội Nhân Dân Việt Nam Ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng. Họ lấy cái cớ là chúng tôi giả vờ chống tham nhũng là chính là chống Đảng và nhà nước. Chúng tôi ký ngày mùng hai tháng Chín, đến ngày năm là bị bắt bớ ngay lập tức. Đối với anh Trần Khuê là đưa ngay vào trong miền Nam, và quản chế anh tạ
Cho nên vấn đề này lòng dân chỉ biết căm phẫn, rất bất bình. Nhưng mà dầu sao chăng nữa, đối với cái bộ máy cầm quyền này họ còn có cái thế mạnh của họ, cho nên bà con bên ngoài thông cảm cho chúng tôi ở trong nước, là đấu tranh không dễ đâụ Có thế thôi! Tuy nhiên cũng nói với bà con biết, là dân Việt Nam không phải là một lũ hèn đâu! Từ tổ tiên mình từ ngày xưa có những lúc khó khăn rồi bị xâm lược, nhưng dân mình sớm hay muộn từng bước, từng bước một, thế hệ này không xong đến thế hệ trẻ của các bạn sẽ phải làm cho nó sáng tỏ ra để mà đòi lại cá! i non sông đất nước đã để lại cho chúng ta. Có thế thôi.
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông trong tâm tình đó Anh em trẻ chúng cháu trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường sẽ cố gắng trong những ngày tới sẽ có những công việc cụ thể để hợp với mọi người, với thế hệ cha anh cũng như những người ở trong nước rất can đảm, như ông hiện nay. Để giành lại từng tất đất tổ tiên đã để lại cho chúng ta. Trong tâm tình đó, xin đại diện cho các anh chị em trẻ trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường rất cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay. Hy vọng rằng đây là buổi nói chuyện đầu tiên sẽ mở đầu cho những buổi nói chuyện trong những ngày tháng sắp tới.
Phạm Quế Dương: Tôi cũng rất cảm ơn các bạn. Các bạn trẻ, các bạn ở nước ngoài mà các bạn rất quan tâm đến đất nước. Như vậy là một điều quý rất đáng hoan nghênh. Tình hình hiện nay, mối quan hệ trong nước và nước ngoài cũng ở một thời đại mới rồi. Nó (chúng ta) có điều kiện để mà quan hệ với nhau, chúng ta bày tỏ tình cảm của chúng ta với non sông đất nước, tình cảm của dân tộc Việt Nam, con Lạc cháu Hồng như các cụ tổ tiên dạy. Đó là điều đáng mừng. Vì thế các bạn trẻ cố gắng học, và làm ăn cho tốt và giúp đỡ cho đất nước. Trong đó có vấn đề giúp đỡ cho đất nước phải đi kịp với loài người bằng hướng đi dân chủ và tự do. Đấy, cái cơ bản nhất là như vậy thôi.
 Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét