GS.TS Jonathan London, chuyên gia Việt Nam và phát triển học ở Đông Nam Á
Thủ
tướng đã gửi đi một thông điệp cực kỳ rõ ràng cho toàn thế giới biết rằng, Việt
Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước và sẽ không chấp nhận một mối quan
hệ lệ thuộc.
Ngày
21/5, tại Philippines khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2014, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn của hãng AP và Reuters về tình hình
Biển Đông.
Trong
cuộc trả lời phỏng vấn này,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam kiên
quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh
thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình,
hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng
này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Dư luận
cũng như các học giả quốc tế cũng đánh giá rất cao quan điểm được đưa ra trong
cuộc trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phóng
viên đã có cuộc trao đổi với GS.TS Jonathan London, chuyên gia Việt Nam và phát
triển học ở Đông Nam Á, trường Đại học Hongkong (Trung Quốc) xoay quanh phát
biểu của Thủ tướng cũng như tình hình tại Biển Đông những ngày qua.
PV:
Thưa ông, trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á 2104
diễn ra tại Philippines tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: Việt
Nam không đánh đổi độc lập, chủ quyền lấy hòa bình, hữu nghị viển vông. Ông
bình luận như thế nào về thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn gửi gắm
qua phát biểu này?
Tôi
thấy phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một phát biểu rất quan trọng
trước những căng thẳng gia tăng tại Biển Đông trong thời gian gần đây, xuất
phát từ những hành động đơn phương của phía Trung Quốc. Quan trọng bởi Thủ
tướng của các bạn đã gửi đi một thông điệp cực kỳ rõ ràng cho toàn thế giới
biết rằng, Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước và sẽ không chấp
nhận một mối quan hệ lệ thuộc.
Chính
vì thế, tôi nghĩ rằng, đó là thông điệp rõ ràng nhất đến nay, cho thế giới thấy
rõ vị trí và quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết những căng thẳng hiện
nay tại Biển Đông.
PV:
Thưa ông, trong cuộc họp báo quốc tế chiều 23/5 do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ
chức, phía Việt Nam tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, sau đó 2 nước
sẽ tiến hành bàn bạc. Tuy nhiên, trước đó Trung Quốc cũng đưa ra điều kiện là
Việt Nam phải rút các tàu chấp pháp của mình ra khỏi khu vực Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan Hải Dương-981 rồi mới đàm phán. Vậy xét về mặt thực địa và pháp lý,
cách tiếp cận vấn đề của bên nào là đúng thưa ông?
Nếu
Trung Quốc tuyên bố như vậy thì là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được bởi
một nước đi xâm phạm nước khác [ở đây là Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam – PV] mà lại đỏi hỏi nước bị xâm phạm phải rút lui là điều
hoàn toàn vô lý và không hợp pháp.
Theo
tôi, đòi hỏi của Trung Quốc như vậy là hoàn toàn không khả thi.
Chúng
ta cũng cần phải nhớ rằng, tình hình căng thẳng gia tăng như hiện nay tại Biển
Đông không phải xuất phát từ phía Việt Nam mà là do những hành vi của Trung
Quốc. Chính vì vậy tôi nghĩ rằng, những đòi hỏi của Trung Quốc là hoàn toàn
không hợp lý và Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận những điều kiện đó.
PV:
Vậy ông có nhận xét gì về việc Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan
Hải Dương-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước khi hai nước
tiến hành bàn bạc?
Tôi
nghĩ về mặt logic, đây là một đòi hỏi hoàn toàn chính đáng. Tôi chỉ lo rằng,
Trung Quốc sẽ không thay đổi hành vi của họ và chúng ta sẽ phải đối mặt với
những căng thẳng sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.
Tôi hy
vọng cả hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực một cách tối đa để tránh việc xảy ra xung
đột, cũng như những tai nạn đáng tiếc có thể dẫn tới việc Việt Nam sẽ phải sử
dụng đến các biện pháp quân sự nhằm giải quyết vấn đề và tự bảo vệ mình.
Theo
tôi, nếu Trung Quốc tiếp tục thái độ của mình như hiện nay thì mức độ nguy hiểm
trên biển vẫn còn cao và thái độ của Bắc Kinh như vậy rất là đáng tiếc.
PV: Trong
những ngày qua, Trung Quốc luôn cáo buộc Việt Nam gây hấn, tuy nhiên thông tin
từ thực địa cho thấy không phải như vậy. Một ví dụ là ngày 20/5, Trung Quốc đã
cử tới 137 tàu, trong đó có 5 loại tàu chiến đến khu vực mà họ hạ đặt trái phép
giàn khoan Hải Dương-981. Ông có đánh giá như thế nào về những hành động cũng
như cáo buộc của Trung Quốc đối với Việt Nam?
Trong
những ngày qua chúng ta có thể thấy những cáo buộc từ phía Trung Quốc. Tuy
nhiên, họ gần như không đưa ra được bằng chứng cho những cáo buộc đó.
Theo
tôi, cách tốt nhất mà Việt Nam có thể sử dụng khi đề cập đến căng thẳng tại
Biển Đông là tiếp tục cung cấp những bằng chứng cho thế giới thấy rõ thực trạng
đang diễn ra trên biển là như thế nào, cũng như cho thế giới biết hành vi của
phía Trung Quốc, đặc biệt là việc đưa tàu chiến đến khu vực này.
Tôi tin
rằng, dư luận thế giới sẽ nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn về những gì
đang diễn ra tại Biển Đông.
Nguyễn Hùng-Việt Nga/ Theo
VOV online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét