(GDVN) - Giáo sư Francois Huchet cũng nhận
định rằng, tính toán của ê kíp lãnh đạo do Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang
dẫn tới một sai lầm lớn.
"Trung Quốc không dám xem thường sức mạnh quân sự Việt Nam" Báo TQ: Việt Nam và Trung Quốc sẽ có một “cuộc chiến lâu dài” "Philippines và Việt Nam đã trở thành đồng minh tự nhiên" Báo Đài Loan: Không loại trừ Việt Nam kiện TQ ra trọng tài quốc tế
Trao đổi với BBC hôm 23/5 từ Viện
Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Pháp tại Paris (INALCO), Giáo sư Francois Huchet cho rằng tính toán của ê kíp lãnh đạo
do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới 'một sai lầm lớn'.
Khi trả lời phỏng vấn hãng truyền
thông BBC của Anh hôm 23/5/2014 vừa qua, Giáo sư Francois Huchet – chuyên gia
của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Pháp cho
biết tất cả những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay đều đươc sự
đồng ý của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giáo sư
Francois Huchet cũng nhận định rằng, tính toán của ê kíp lãnh đạo do Tập Cận
Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới một sai lầm lớn.
Trước
câu hỏi tính toán gì đang thực sự diễn ra sau các động thái mà ông Tập Cận
Bình, lãnh đạo Trung Quốc và bộ tham mưu của ông ta đã quyết định tiến hành
trong các vụ việc gần đây ở Biển Đông từ đầu tháng 5 trở lại đây, đặc biệt là
việc đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam, Giáo sư Huchet nói:
"Trước
đây, nội bộ của Trung Quốc có thể có tình huống một cánh quân sự nào đó trong
Ban lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có thể muốn tỏ ra mạnh mẽ và lấn lướt hơn bằng
các động thái quân sự, so với cánh khác thiên hơn về ngoại giao,
Nhưng
qua những gì quan sát được, có thể đoán rằng các động thái đối ngoại
và hướng ngoại cứng rắn vừa rồi của Trung Quốc, cho thấy các cánh quân sự,
thiên về sức mạnh, đã không nào hành động mà không có sự nhất trí của ông Tập
Cận Bình,
Và tôi
nghĩ đằng sau tất cả các động thái gần đây, từ thách thức, khiêu
khích Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Philippines và gần đây nhất là Việt Nam ở Biển
Đông, rõ ràng đây là một toan tính nhằm thăm dò phản ứng của các quốc gia láng
giềng và sự chống đối của Hoa Kỳ,
Đương
nhiên là nếu không có sự phản ứng nào đối kháng lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn
tới, lấn lướt xa hơn, và họ sẽ có nhiều các hành động khác.”
Theo Giáo sư Francois Huchet, hiện nay thì Trung
Quốc đã thấy họ đã tạo ra sự khiêu khích quá lớn và đã gây ra phản ứng rất mạnh
ở Việt Nam, và tôi chắc rằng, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đang phải cân nhắc
lại tình huống và chắc chắn họ sẽ phải thận trọng hơn với các hành động trong
tương lai."
Nhận
định về kịch bản sẽ xảy ra trong thời gian tới, 24/5/2014, Giáo sư Carl Thayer,
một nhà nghiên cứu từ Học viện Quốc phòng Úc cho biết:
Có vẻ
như Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu 981 về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới
để tránh mùa bão lớn trên biển. Ông cho rằng Bắc Kinh đã tính toán đến cả thời
gian “đáo hạn” khi đưa ra tuyên bố trước đó nói rằng giàn khoan của họ sẽ hoạt động đến ngày
15/8/2014.
Giáo sư
Carl Thayer nói rằng: “Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội
cho Trung Quốc xuống thang".
Tuy
nhiên Giáo sư Carl Thayer cho rằng Trung Quốc có thể sẽ trở lại và sau khi tạm
rút, sẽ vẫn có những động thái bảo vệ ảnh hưởng tại khu vực.
Trong
khi đó, một số nhà phân tích cho rằng đây mới chỉ là nhận định, trên thực tế
Bắc Kinh cũng có thể sẽ có những tuyên bố và hành động ngoài khả năng dự đoán
bởi trước nay Trung Quốc chỉ hành động khi cảm thấy mình có thế, có lợi và quan trọng hơn người ta có thể thấy
rằng Trung Quốc có thể bất chấp tất cả để đạt được ý đồ và dự định của mình.
"Nếu
Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn
khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải
cảnh ở khu vực được cho là có dầu," GS. Thayer nhận định thêm.
Theo
nhà quan sát này, trước viễn cảnh Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng
nhận dạng phòng không giới hạn phía trên đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa nhằm
thiết lập thẩm quyền của thành phố Tam Sa, Việt Nam tiếp tục cần cân nhắc những
biện pháp trong đó các bước động thái cả về pháp lý lẫn ngoại giao, cụ thể là
việc khởi kiện Trung Quốc ra toà án công lý quốc tế dựa vào các căn cứ, công
ước luật pháp của thế giới như chính quyền Phillipines đã áp dụng.
Trong
một động thái khác, phát biểu như vậy bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á ở
Manila hôm 23/5/2014 vừa qua, Đô đốc Samuel Locklear – Tư lệnh các các lực
lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột quân sự ở Biển Đông
đồng thời kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam kiềm chế.
Trên
thực tế, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, ưu tiên giải pháp hoà bình, giảm đối đầu
nhưng Trung Quốc vẫn ỉ đông, cậy mạnh chèn ép, đe doạ, sử dụng phương tiện, tàu
bè của mình doạ nạt, tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam ngay trên vùng
biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam.
Tồi tệ
hơn thế, giới chức, truyền thông nước này không hề cảm thấy xấu hổ khi thường
xuyên đưa ra các tuyên bố xuyên tạc, đổ lỗi cho Việt Nam nhằm đánh lừa dưa luận
trong nước, quốc tế, đồng thời bộc lộ rõ âm mưu và thủ đoạn hèn hạ khi cố tình
lợi dụng thời cơ để bôi nhọ Việt Nam.
Đô đốc
Samuel Locklear – Tư lệnh các các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cũng hối thúc
đôi bên dựa vào luật pháp quốc tế hoặc một diễn đàn quốc tế để giải quyết tranh
chấp. Đô đốc Locklear cho rằng vụ tranh chấp này đòi hỏi thỏa hiệp và đối
thoại, và các nước không nên có thái độ “kẻ thắng giành hết mọi thứ.”
Ông
cũng lên tiếng thúc giục Trung Quốc và ASEAN nhanh chóng đạt được một bộ Qui
tắc Ứng xử Biển Đông (COC) để ngăn không cho tranh chấp leo thang, phương hại
tới hòa bình và ổn định của khu vực.
Nhận xét của giáo sư Huchet và Thayer không chính xác vì nhiều lý do sau:
Trả lờiXóa1-Tàu Đặng đả chọn đúng thời điểm khi Bắc Việt chú tâm vào việc thống nhất đất nước để ra tay chiếm Hoàng Sa
từ VNCH.Vì trong giờ phút sinh tử đó chắc Bắc Việt không dám mở miệng phản đối.Họ đả thành công mỷ mản.
2-Tàu Giang đả chọn đúng thời điểm Liên Xô sa lầy ở Afghanistan để ra tay đánh chiếm Trường Sa .Họ đả thành
công.
3- Nga sát nhập Crimea và bị Mỹ,EU trừng phạt kinh tế trong lúc kinh tế đang èo uột nên kinh tế càng bi đát hơn.Tàu Xi
đả âm thầm ủng hộ Nga mà chắc chắn có điều kiện đi kèm.Rồi Nga phải hạ mình để cầu cạnh Tàu Xi để bán dầu khí
để thỏa mản lòng tự tôn và tìm thị trường thay thế EU .Trong khi thương lượng chắc chắn rằng Nga hứa sẻ bỏ rơi
Việt Nam để Tàu Xi mặc tình hiếp đáp, thậm chí xâm chiếm các đảo còn lại .
4- Biết đâu đây lại là vở kịch mà Tàu Xi và đám Thái Thú người Việt dựng lên để Việt Nam triều cống luôn phần còn lại của Trường Sa vì sau khi ký hiệp ước Thành Đô, đảng CSVN đả đóng vai là Thái Thú cho Thiên triều hơn là một vương triều độc lập.
Bằng chứng là 90% các dự án trọng điểm của VN đều do thầu của Tàu Xi trúng thầu và thi công. Ngoài ra trong qúa trình thi công luôn xảy ra chậm trể nên dẩn đến việc vốn đầu tẳng lên 20-40% . Và nguy hiểm hơn là hầu hết các nhà thầu của Tàu Xi đều đem công nhân sang Việt Nam làm việc ở các dự án đó chứ không thuê công nhân Việt.
Mấy ông chuyên gia nầy xem ra ít hiểu biết về nội bộ của chính quyền VN nên nhận xét chỉ nhìn mặt nổi.
5- Có lẻ Mỹ và Tàu Xi củng đả thỏa thuận là sẻ chia đôi biển Đông.Nếu không thì tại sao sau khi Mỹ tái
ký kết hiệp ước với Phi thì Tàu Xi gần như chẳng dám động đến Phi cho dù Phi bắt tàu cá và bỏ tù ngư
dân Tàu Xi.