Cán bộ Văn Phòng Trung Ương
"Những sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần
dần cần được giải mã trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh
đất nước cần phải được minh bạch và công khai."
"Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục năm giữ
kín, "đào sâu chôn chặt", suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay mới
dám nói ra, bởi vì nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh lịch sử của
đất nước ta trước đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai
dân tộc ngày mai."
Anh Lý còn xài hotmail ??? trong Email này.....hay chỉ xài
Gmail.....?
Sau ngày 30/04/1975 tôi được phân công nhiệm vụ kiểm soát
việc tiêu hủy những thứ mà lúc ấy được người ta gọi là "văn hoá phẩm đồi
trụy". Sài gòn những ngày ấy còn hỗn loạn, bề bộn, lòng người thì hoang
mang, bất ổn. Song trong mắt bọn chúng tôi-những kẻ chiến thắng vừa từ rừng núi
tiến vào Sài Gòn đúng thật là "hòn ngọc viễn đông". Nhà cửa thành phố
hiện đại, hàng hoá nhiều vô kể, đặc biệt là sách báo, tranh ảnh, băng đĩa và
những thứ sản phẩm bị coi là "tàn dư của chế độ cũ".
Lúc ấy chúng tôi được ủy ban quân quản bố trí ở tại một
ngôi biệt thự bỏ hoang ở khu Phú Thọ. Mặc dù là bỏ không nhưng thật ra đây là
một biệt thự mới tinh chưa có người đến ở, chủ nhà có lẽ là một người giàu có,
xây dựng mới xong thì bộ đội giải phóng vào nên có thể đã đi di tản hoặc không
dám đến nhận nhà. Ngôi nhà có tới 13 phòng, mỗi phòng đều có trang bị đồ dùng
đầy đủ và rất sang trọng. Một số những chiến sĩ trẻ lúc ấy thích đọc truyện
tranh, truyện tuổi hoa niên thì mang về đầy phòng đủ các loại sách truyện từ
Tây Du ký, Tam Quốc chí, đến cả Đát Kỷ- Trụ Vương, rồi chuyện kiếm hiệp không
biết cơ man nào. Đối với những người sống ở miền Bắc nghèo khó và những người bao
năm hoạt động ở trong rừng núi thiếu thốn thì đúng quả là bị choáng ngợp với
các loại sách báo Sài Gòn ngày ấy.
Trong công việc hàng ngày tôi cũng thỉnh thoảng lần giở xem
xét một số những cuốn sách cũ, một số tiểu thuyết lịch sử để hiểu thêm về chế
độ Việt Nam Cộng Hoà, đặc biệt nhiều nhất là sách viết về nền đệ nhất cộng hoà
như cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Lu ận, hay “Những ngày chưa quên” … Lúc ấy việc đọc sách chẳng
qua cũng chỉ để cho dễ buồn ngủ vào mỗi buổi tối chứ thật ra cũng chẳng có ý
nghĩa gì. Chúng tôi đều cho rằng đó là những sách báo nhảm nhí, viết không đúng
sự thật. Một cuốn sách hình như có tựa đề là "Những bóng ma trong hồng
trường" viết về những câu chuyện thâm cung bí sử trong Quảng trường đỏ
thời Xô viết, nói về chuyện dâm ô, loạn luân của các lãnh đạo Xô viết, lúc bấy
giờ đọc những chuyện ấy chỉ xem như những chuyện tiếu lâm, những hư cấu không
có thật, chứ tuyệt nhiên không thể tin được.
Thế rồi thời gian thấm thoát trôi qua với bao nhiêu biến
chuyển, đổi thay của xã hội. Sài Gòn ngày ấy bây giờ chỉ còn trong ký ức của
mỗi con người mà đã gắn bó, đã trải qua vào những giai đoạn lịch sử ấy. Tôi
cũng đã luân chuyển qua nhiều vị trí, công việc khác nhau. Trong quá trình công
tác tôi có may mắn được làm việc một khoảng thời gian ngắn với cố Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh. Khoảng thời gian này không dài nhưng lại là khoảng thời gian
rất quý báu đối với tôi bởi vì đã học được nhiều điều và hiểu được nhiều điều
từ cơ quan quyền lực cao nhất, từ người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Việt
nam. Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục năm giữ kín, "đào sâu
chôn chặt", suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay mới dám nói ra, bởi vì
nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta trước
đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân tộc ngày mai.
Trước khi giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam
Nguyễn Văn Linh đã từng hoạt động và làm việc tại miền Nam gần 50 năm (vào Sài
Gòn hoạt động từ 1939), và đã từng đảm nhiệm hầu hết các chức vụ lãnh đạo cao
nhất tại miền Nam trước và sau chiến tranh. Vì thế dù sinh trưởng trên quê
hương Hưng Yên miền Bắc nhưng ông đã thực sự như một người con của Nam bộ. Đến
khi lên giữ chức Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vẫn rất thường xuyên làm việc tại
Sài Gòn, sinh hoạt rất giản dị, khiêm tốn và kín đáo. Ông ở trong khu vực riêng
của Ban quản trị tài chính Trung ương, gọi là T78, khu vực này là một đoạn
đường Trần Quốc Toản được đơn vị cảnh vệ ngăn lại hai đầu phố tiếp giáp với
đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Trần Quốc Toản, thành một khu vực riêng biệt,
có lối ra thông với đường Lý Chính Thắng (sau này mở thêm khách sạn Dạ Lý
Hương). Có những hôm ông vẫn xuống ăn cơm chung với cánh cán bộ chúng tôi ở nhà
ăn tập thể cũng nằm trong khu vực này, ông ăn uống đơn giản và không đồng ý có
thêm bất cứ chế độ đặc biệt gì phục vụ.
Hồi ấy phương tiện đưa đón ông chỉ là loại xe Vonga đen của
Nga sản xuất, mỗi lần xe của ông đi thì trước đó lại có mấy cậu cảnh vệ mặc
thường phục ngồi sẵn trên mấy chiếc xe Honda 67 “xoáy nòng” bí mật chạy trước
chạy sau để xem xét, bảo vệ, chứ không phải dùng xe Police “còi hụ” hay xe “bồ
câu trắng” bảo vệ như các cán bộ lãnh đạo sau này. Thế mà có lần tôi còn nghe
ông nhắc anh lái xe “chạy chậm chậm một tí không mấy cậu bảo vệ phải đuổi theo
lại đụng vào dân thì khổ", ông biết và quan tâm đến tất cả những chuyện
nhỏ như thế.
Tôi còn nhớ, vào khoảng năm 1988 có lần phải xuống làm việc
với đặc khu ủy Vũng tàu (lúc ấy Vũng tàu vẫn còn là đặc khu Vũng tàu-Côn đảo),
làm việc xong vào cuối buổi chiều ông lại muốn đi tắm biển một chút cho khoan
khoái. Thế là đám cán bộ địa phương và lực lượng bảo vệ lại phải cuống quýt lo
bố trí địa điểm kín đáo, an toàn. Đến khi ông xuống tắm lại phải bố trí hàng
chục cán bộ bảo vệ cùng tắm quanh khu vực, thậm chí có người không kịp chuẩn bị
đồ tắm đã phải mặc cả đồ lót đi tắm và mặc luôn đồ ướt đi về. Sau khi biết
chuyện ấy ông mới tự trách: biết các cậu phải lo lắng kỹ lưỡng như vậy thì tôi
tắm luôn trong phòng cho xong.
Những ai đã sống trong thời điểm đó thì chắc đều không thể
quên được chuyên mục "Những việc cần làm ngay" của ông viết ký với
bút danh N.V.L. Ngay từ khi những sự việc được báo chí đăng tải ông đã trực
tiếp đôn đốc hoặc phân công cho những cán bộ trực tiếp phụ trách theo dõi và
phải hàng ngày báo cáo kết quả công việc cho ông biết. Đúng theo tinh thần “Nói
Và Làm”.
Tiếc rằng lãnh đạo đất nước ta từ đó đến nay đã không xuất
hiện thêm một ông “Nói Và Làm” nào nữa . Tôi vẫn thường nghĩ rằng nếu các lãnh
đạo sau này và các lãnh đạo chính quyền cấp dưới có được quan điểm làm việc,
đạo đức và cách sống như ông thì chắc rằng người dân Việt nam sẽ có được cuộc
sống no đủ và công bằng hơn rất nhiều.
Vào khoảng thời gian trước khi về nghỉ, có lẽ nhận thấy sức
mình không thể làm thay đổi được cả một bộ máy, một cơ chế cồng kềnh và bảo thủ,
cũng lại do hiểu được tính bè phái và sự lộng quyền của những kẻ lãnh đạo cơ
hội trong Đảng, ông càng trở nên trầm tư hơn. Nếu ai có điều kiện lui tới gặp
ông tại nhà riêng thời gian này sẽ nhận thấy sự thất vọng và u uất thể hiện rõ
trên khuôn mặt và thái độ của ông. Ngoài quan hệ công việc tôi lại có quan hệ
rất thân tình với cô Bình (Nguyễn Thị Bình) con gái ông, tôi quen Bình từ lúc
còn đang học ở Liên Xô, Bình cũng rất quý tôi, coi tôi như người anh. Có lẽ
cũng vì thế mà mỗi lần tôi đến nhà ông chơi hay có công việc gì đều thấy tự
nhiên như người nhà.
Sau này khi Nguyễn Văn Linh thôi giữ chức Tổng bí thư Đảng,
tôi không còn được làm việc với ông nữa, nhưng thỉnh thoảng có dịp ra vào công
tác tôi vẫn ghé thăm ông, hoặc là ghé thăm Bình, vài tháng một lần. Mỗi lần gặp
ông lại hỏi thăm tình hình công việc, tình hình tổ chức nội bộ, tình hình các
địa phương. Ông tỏ thái độ than phiền với những người kế nhiệm và đặc biệt kêu
ca về khâu tổ chức cán bộ và quy hoạch lãnh đạo cao cấp.
Vài năm sau đó nữa, lúc này sức khỏe của ông tỏ ra đã yếu
hơn trước rất nhiều, ông ít đi lại hơn. Một buổi tối tôi đến thăm, thấy ông có
vẻ không được khỏe, tôi không dám nói chuyện nhiều, sau khi hỏi thăm ông vài
câu tôi định đứng dậy ra về, nhưng ông bỗng khoát tay ra hiệu bảo tôi hãy ở lại
chơi và sau đó lại kéo tôi vào buồng trong. Tôi hiểu là ông muốn trao đổi một
chuyện gì đó, chắc là quan trọng hơn.
Vừa ngồi xuống là ông hỏi ngay: mấy hôm nay cậu có theo dõi
vụ Tổng công ty Tracodi mà báo chí vừa đưa tin không ?
Tôi đáp : Dạ, có biết chứ ạ! Nhưng cũng chưa rõ lắm đúng
sai thế nào ?
Ông lại quay sang hỏi: Thế cậu có biết cái tay Tổng Giám
đốc Phan
Thanh Nam là người như thế
nào không ?
Tôi chợt hiểu ra có điều gì đó quanh vấn đề này, thời gian
trước đó đã có dư luận xôn xao quanh chuyện Phan Thanh Nam là con rơi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cánh cán bộ văn
phòng chúng tôi đều có nghe nhưng vẫn không biết thực hư thế nào, nên cũng chỉ
coi như một tin đồn nhảm.
Bỗng ông ghé sát gần tôi và nói: Những chuyện này mà tao
không nói cho các cậu thì sau này sẽ chẳng có ai được biết đến nữa.
Thế là bỗng nhiên tôi trở thành một nhân chứng để ghi nhận
những sự kiện ghê ghớm thế này, những sự kiện đã gắn liền với lịch sử Cách mạng
Việt nam nhưng không bao giờ được chép trong sử sách và nó là một bộ mặt thật
hoàn toàn khác với những gì mà nhân dân được biết về lãnh đạo Việt nam, nhất là
về lãnh tụ tối cao nhất: Hồ Chí Minh, con người mà bản thân tôi cũng từng
ngưỡng mộ và tôn kính từ khi còn rất bé.
Theo ông Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ,
(tất nhiên đứng đầu là Lê Du ẩn
và Lê Đ ức Thọ chỉ đạo, điều này thì sau này không ai là không
biết), biết rằng bác Hồ đang gặp những thiếu thốn khó khăn về tình cảm cá nhân
và tình dục sinh lý, vì không muốn nối lại mối tình duyên với người vợ cũ Tăng Tuy ết Minh ở Trung quốc (đây là một câu chuyện có thật đã được
phía Trung quốc công bố từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Về việc này
tôi lại nhớ về sự kiện bài báo "Bác Hồ có vợ ?" được đăng trên báo
Tuổi Trẻ của tác giả Kiến Phước – Trưởng đại diện báo Nhân dân tại TP. Hồ Chí
Minh, chính vì bài báo này mà sau đó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là Nguyễn Kim
Hạnh, cũng chính là vợ ông Kiến Phước, bị mất chức. Sau này có lần đến chơi với
hai vợ chồng Kiến Phước-Kim Hạnh ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cũng gần khu
T78, nhắc lại chuyện này họ lại buồn và phản ứng ghê lắm). Do vậy sau đó Bộ
chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ
Hồ về mặt sinh hoạt tình dục. Đặc biệt, từ thuở còn thanh niên bác Hồ đã có một
mối tình với một người con gái miền Nam (sự thật này đã được nhà văn Sơn Tùng
sưu tầm và công bố trong bài viết "đi tìm Út Huệ"), do vậy bác Hồ có
một ấn tượng và ưa thích đặc biệt với những người phụ nữ Nam bộ ????. Biết thế
nên Bộ chính trị đã chỉ đạo cho Trung ương cục miền Nam, mà lúc này Nguyễn Văn
Linh là Bí thư Trung ương cục, phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du
kích miền Nam, giao liên…. một số cô gái còn trẻ, đẹp để đưa ra miền Bắc phục
vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ chính trị. Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy
viên Trung ương cục được ông Nguyễn Văn Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho
trực tiếp phụ trách nhiệm vụ "ma cô" kiếm gái đặc biệt này. Trong số
các cô gái tuyển lựa được lúc đó đang chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc,
có một cô còn trẻ và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự
đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không
hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến
lúc sự việc vỡ lở thì cô gái đã có thai được mấy tháng rồi. Thế là cô ta phải ở
lại và cái bào thai đó chính là vị tổng Giám đốc Tracodi: Phan Thanh Nam sau này.
Nghe đến đây tôi cảm thấy vô cùng sửng sốt và bỗng thấy
rùng mình hết cả người. Rõ ràng người đang kể ra những sự việc đó là một người
đã từng giữ trọng trách cao nhất trong Đảng cộng sản Việt nam, một người trong
số vài ba người được biết rõ nhất, chính xác nhất về câu chuyện này, một người
trong số vài ba người hiếm hoi biết được những chuyện thâm cung bí sử nhất
trong Trung ương Đảng cộng sản, một người mà cái tuổi đã vượt quá ngưỡng “cổ
lai hy” rồi . Như vậy không thể là nói thiếu chính xác hoặc vô căn cứ được,
càng không thể là nói xấu tổ chức Đảng và lãnh tụ được. Như vậy những chuyện
tày trời kia là có thật ư ?
Tôi đang bần thần như người ngủ mê và còn chưa biết phải
nói thế nào, ông Linh lại nói tiếp : … cũng không phải chỉ riêng có Sáu Dân đâu
(bí danh của Võ Văn Kiệt), mấy ông tướng nhà ta cũng đầy con rơi ra đấy, còn
thằng Ba Dũng là con Nguyễn Chí Thanh, rồi thằng Trần Nam là con Trần
Văn Trà hiện đang làm bên Học viện lục quân ấy.
Thế là ông lại kể cho tôi biết thêm những sự thật khác.
Theo ông Nguyễn Văn Linh thì trong thời gian tướng Nguyễn
Chí Thanh làm Bí thư liên khu ủy khu IV khoảng từ năm 1948 đến 1950 đã có quan
hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng, và ông
còn cho biết là sau Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một người em trai nữa cũng là con
của tướng Thanh.
Còn tướng Trần Văn Trà thì có quan hệ với một người phụ nữ
quê ở miền Bắc (hình như là họ Hoàng, điều này tôi không còn nhớ rõ) rồi sinh
ra Trần Nam, cũng là một sĩ quan quân đội đang công tác tại Học viện lục
quân Đà Lạt.
Về Trần Nam thì hồi đó tôi không hề được biết một thông tin
liên quan nào, chưa hề nghe đến danh tính. Rất gần đây tình cờ đọc báo về vụ
công ty Rusalka của siêu lừa Nguyễn Đức Chi rồi hỏi thăm cán bộ ở dưới mới được
biết Trần Nam chính là giám đốc công ty Lâm Viên thuộc Học viện lục quân-Bộ quốc phòng, có liên quan đến vụ
án này.
Sau buổi tối hôm ở nhà ông Nguyễn Văn Linh ra về tôi bàng
hoàng và băn khoăn nhiều lắm. Như vậy những thứ được gọi là tư cách, đạo đức,
mẫu mực của các lãnh đạo cao cấp của Đảng ta thật ra chỉ là những thông tin
tuyên truyền thôi ư ? Và những kẻ bày ra những trò này chắc cũng không ngoài
mục đích nhằm thao túng bác Hồ và thao túng cả Bộ chính trị ? Vậy thì đã có
biết bao cô gái trẻ đã bị đánh mất tuổi thanh xuân và sự trinh trắng ở đó, và để
đảm bảo tuyệt đối bí mật những thông tin này, dứt khoát phải có nhiều người đã
bị thủ tiêu hoặc làm cho mất trí nhớ hoàn toàn. Như vậy những câu chuyện đồn
thổi về những bóng ma trong quảng trường Ba đình phải chăng cũng là có thật ?
Thật bi thảm và khủng khiếp quá!
Bắt đầu từ câu chuyện đó nên sau này tôi đã cố tìm hiểu
thêm những thông tin khác liên quan đến Ba Dũng.
Khoảng năm 2000, trong cuộc trò chuyện với một thiếu tướng
Quân đội đã nghỉ hưu có quan hệ khá thân thiết với tôi, ông này có thời gian đã
công tác tại liên khu IV và V, ông ta cũng lại khẳng định với tôi rằng Nguyễn
Tấn Dũng chính là con của Nguyễn Chí Thanh. Hiện nay vị tướng này vẫn còn sống
và là ủy viên của Hội cựu chiến binh Việt nam, để tránh gây phiền phức cho ông
nên tôi không dám nêu danh tính cụ thể lên ở đây.
Tôi đã tìm xem trong số những tài liệu lưu ở văn phòng có
liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thấy lộ ra chi tiết nào nói về chuyện
này. Thế nhưng nhìn vào lý lịch và quá trình công tác của Ba Dũng rõ ràng có
những điều bí ẩn sao đó. Ông ta chỉ là một cán bộ tầm trung bình, không có
chuyên môn nghiệp vụ (thật ra được đào tạo làm y tá quân đội), trình độ văn hoá
thấp, chưa được đào tạo cơ bản chính quy, không có thành tích đặc biệt, không
có năng khiếu gì xuất chúng, thế nhưng lại có quá trình thăng tiến nhanh vượt
bậc ( ?).
Sau này, trong những lần làm việc với Nguyễn Tấn Dũng tôi
lại càng thấy rõ những điều đó hơn và càng thất vọng rất nhiều. Quả là ông ta
là một người năng lực rất kém. Về hình thức bề ngoài, từ trước đến nay ít có
lãnh đạo Việt nam nào có được dáng dấp và khuôn mặt sáng láng như Ba Dũng, cái
hình thức đó rất dễ làm cho những ai không biết tưởng rằng đó là một người rất
thông minh, nhanh nhẹn. Thật ra tương phản với hình thức sáng láng đó là một não
trạng rất tối tăm, dốt nát. Hồi mới về Trung ương có những lần nghe ông phát
biểu mà mọi người đều không hiểu ông định diễn đạt điều gì, rất lủng củng, tối
nghĩa, lại lúng túng, cụt lủn. Nhiều lần tham dự những cuộc họp do Ba Dũng chủ
trì, tôi thấy ông ta không dám phát biểu gì, chỉ ngồi nghe các cơ quan cấp dưới
phát biểu sau đó ông ta cũng chẳng dám có ý kiến kết luận gì cả. Phải trải qua
năm, sáu năm “thực tập” ở cái ghế Phó thủ tướng thì ông ta mới tỏ ra là tự tin,
biết chủ trì những cuộc họp lớn của cơ quan Đảng, Chính phủ, nhưng vẫn chỉ là
cái kiểu nói lúng túng, nước đôi, nói hùa theo các ý kiến khác chứ không thấy
tự tư duy được điều mới mẻ cả. Mặc dù có cả một cơ quan tham mưu giúp việc rất
đồ sộ “mớm” cho từng văn bản, từng câu chữ nhưng mỗi lần phải “nói vo” anh ta
đều phát biểu rất khó khăn, không có đầu đuôi gì cả. Suốt cả quá trình dài là
người đứng đầu Chính phủ và phụ trách tất cả những mảng quan trọng nhất nhưng
ông ta chưa làm được một việc gì đáng kể. Đặc biệt, Ba Dũng rất dốt ngoại ngữ, trong
cuộc họp mà phát biểu những từ gì tiếng Anh thì toàn nói sai hoặc nói lung tung
cho qua. Một con người năng lực yếu kém như vậy mà lại lên đến chức Phó thủ
tướng, và nay là Thủ tướng Chính phủ thì quả là không hiểu nổi ? Quả là có một
bí ẩn khủng khiếp!
Một dịp may khác ngẫu nhiên đến để tôi được kiểm chứng thêm
lời nói của ông Nguyễn Văn Linh. Đó là khoảng năm 2001, trong một lần tiếp xúc
với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tại ủy ban thành phố có một vị khách đến làm việc
theo lịch đã hẹn, và tôi được giới thiệu người khách đó là Tư Thắng (Nguyễn
Tiến Thắng), em ruột Ba Dũng. Người này nhìn bề ngoài giống hệt Ba Dũng, từ
chiều cao, dáng người đến nét mặt, mái tóc và kể cả giọng nói, thậm chí kể cả
cử chỉ, dáng điệu (Ba Dũng hay có thói quen hất cằm và khuôn mặt ra phía
trước). Tư Thắng giống Ba Dũng đến mức chỉ nghe giới thiệu là có thể tin ngay
rồi, chỉ khác một chút là nước da đen hơn Ba Dũng một chút và khuôn mặt có vài
vết rỗ. Riêng về cách ăn mặc thì ngược hẳn với ông anh, phóng khoáng tự do, thể
hiện là người không làm việc trong cơ quan chính quyền. Có lẽ đã nghe tên tôi
từ trước, Tư Thắng chủ động tự giới thiệu trước và đưa danh thiếp có số điện
thoại cho tôi (tôi vẫn còn giữ danh thiếp ấy và số điện thoại di động là
090845846, lúc ấy ĐTDĐ chỉ có 9 con số, hiện nay đều đã thêm số 3 nên sẽ là
0903845846), sau đó Tư Thắng còn mời tôi lúc nào rảnh rỗi thì đến chỗ anh ta
chơi.
Vì muốn tìm hiểu kỹ sự thật, có một buổi chiều sau giờ làm
việc tôi đã lững thững đi bộ đến chỗ Tư Thắng. Theo địa chỉ Tư Thắng cho tôi
biết thì đó là một căn nhà mặt tiền đường 3/2, gần ngã tư Cao Th ắng (phía bên Nhà hát Hoà Bình), đó là một ngôi nhà lớn, vị
trí rất đẹp, nhưng sau này tìm hiểu ra tôi mới được biết Tư Thắng có rất nhiều
đất đai và biệt thự ở khắp các tỉnh Nam bộ, ngôi nhà này cũng chỉ là chỗ đi lại
mà thỉnh thoảng ở Sài gòn Tư Thắng mới ghé qua. Chính vì Tư Thắng muốn nhờ tôi
giới thiệu thêm với một số lãnh đạo để giúp cho các công việc làm ăn của anh
ta, tôi mới được biết là có rất nhiều công ty nằm dưới tay anh ta, đa phần là
công ty TNHH. Các công ty này đều chỉ dựa vào thế lực và các mối quan hệ của Ba
Dũng để tham gia vào rất nhiều lãnh vực khác nhau như: tài chính, ngân hàng,
bất động sản, thương mại, xây dựng, tham gia các dự án nhà nước.....Điều làm
tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với rất nhiều người Đài Loan, đặc biệt
trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài loan hoạt động
chui tại Việt nam là First China Bank (một đàn em tin cậy của ông ta được giao
phụ trách việc này cũng tên là Dũng có số ĐTDĐ là 0913950661). Như vậy có thể
hiểu được đây chính là những “sân sau” của Ba Dũng, và để tránh đụng chạm với
các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhằm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam
bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngả Đài loan.
Liệu có thế lực nào khác và bàn tay của cơ quan tình báo Đài loan nhúng vào
những chuyện này không ? Chưa ai biết được chuyện đó!
Như vậy, đường đi và vị thế của ông tân thủ tướng Việt nam
quả là có một quá trình đầy bí ẩn, đầy những bàn tay sắp đặt, chắc chắn đứng
đằng sau ông ít nhất còn có hai người em là Nguy ễn Tiến Thắng và Nguyễn Chí Vịnh (tổng cục trưởng Tổng cục
tình báo quân đội, con trai chính thức được thừa nhận của tướng Nguyễn Chí
Thanh) để lo thu xếp mọi việc từ tài chính đến an ninh chính trị.
Lại cũng dễ hiểu khi con đường quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng
rộng mở song hành với sự thao túng và lộng quyền của Tổng cục hai trong tay
Nguyễn Chí Vịnh (sự lộng quyền này, trong mấy năm gần đây có rất nhiều cán bộ
cao cấp và cán bộ lão thành đã phản ánh đến các cơ quan Đảng). Nó là hai mệnh
đề luôn bổ sung và giải nghĩa cho nhau. Từ mệnh đề đó có thể giải đáp được rất
nhiều những câu hỏi khác. Sự liên quan và ràng buộc này nếu nhìn trên góc độ
thực tế chắc chắn đã và sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất
nước. Nhất là trong tình hình hiện nay hai căn bệnh lớn nhất tồn tại trong Đảng
đang bị xã hội lên án rất gay gắt và là nguy cơ thật sự , đó là tham nhũng và
tranh giành quyền lực.
Nếu những căn bệnh này còn tồn tại, không được giải quyết
triệt để, tập đoàn Dũng – Thắng – Vịnh sẽ đưa đất nước ta đến bờ vực thẳm nào ?
Những sự việc ông Nguyễn Văn Linh đã kể lại cho tôi chắc
chắn cũng phải còn ít nhất là một vài người khác được biết, thế nhưng cho đến
nay vẫn chưa có ai dám công khai nêu lên. Trước thực trạng đầy bất ổn của tình
hình chính trị đất nước cùng với tấm lòng cảm mến và kính trọng cố Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh, tôi nhận thấy chính mình phải có trách nhiệm nói ra những điều
này, tôi xin hoàn toàn đảm bảo về tính trung thực và chính xác của sự việc này.
Tôi cũng mong rằng sau khi sự thật này được đưa ra ánh sáng thì sẽ có thêm
nhiều bằng chứng khác của các vị lão thành Cách mạng, của những ai có may mắn
được biết đến những sự việc trên sẽ bổ sung đầy đủ hơn để bạch hoá hoàn toàn
những bí ẩn này.
Thứ nữa, tôi muốn thông báo đến giới trẻ, những người chủ
tương lai của đất nước được biết rằng: có rất nhiều những sự thật mà các bạn
không có cơ hội được biết đến, mà lẽ ra trong xã hội hiện đại truyền thông đa
phương tiện ngày nay các bạn cần phải biết tất cả những sự thật, những điều
trắng đen rõ ràng để tự xây dựng cho mình những tư duy sống, những quan điểm tự
nhiên chứ không phải những ý thức hệ bị cưỡng bức, những tư tưởng bị chỉ đạo.
Cuối cùng, tôi muốn gửi thông tin này đến tất cả mọi người
dân với mong muốn rằng nhân dân chúng ta đều càng ngày càng được cởi mở hơn
trong tiếp nhận thông tin, tiếp nhận sự thật. Những sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần dần cần được giải mã
trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước cần phải
được minh bạch và công khai. Từ đó mỗi
người dân cần có thái độ và đóng góp trách nhiệm của mình một cách rõ ràng
trước những điều hệ trọng của đất nước. Nhân dân cần phải thay đổi thói quen
chấp nhận để đời sống chính trị bị lệ thuộc bởi một cá nhân nào, một đảng phái
nào, hay một thể chế nào, một chính phủ nào, mỗi người phải có quyền và nghĩa
vụ tự quyết định cho riêng mình trong một xã hội văn minh, dân chủ.
Hà nội,
Hoàng Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét