Biểu
tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng biển
ngoài khơi Việt Nam.
Các
học giả Đài Loan mới đây cho biết Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ ở Đài Bắc làm rõ
ý nghĩa của đường 11 đoạn mà Đài Loan vẽ ra năm 1947 và được Trung Quốc dùng để
làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Các học giả này nói rằng yêu cầu
mà Washington đưa ra 2 lần trong 3 tháng vừa qua vẫn chưa được thỏa mãn vì
chính phủ của Tổng thống Mã Anh Cửu e rằng việc đó sẽ làm bùng ra một cuộc khủng
hoảng chính trị trong nước.
Giữa
lúc cuộc đối đầu kịch liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vụ giàn khoan đang
tiếp diễn ở Biển Đông, các học giả Đài Loan cho biết Hoa Kỳ hồi gần đây đã yêu
cầu chính phủ của đảo quốc tự trị này làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn, thường
được gọi là đường lưỡi bò, mà họ vẽ ra năm 1947 và đang được Trung Quốc sử dụng
để khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Theo
tường thuật của thông tín viên Hải Nhan của ban Hoa Ngữ đài VOA tại Hồng Kông,
việc này được giáo sư Trần Nhất Tân của Đại học Đạm Giang tiết lộ tại một cuộc
hội thảo ở Hồng Kông về vấn đề Biển Đông hôm 19 tháng 5 vừa qua.
Ông
Trần Nhất Tân cho rằng yêu cầu của Washington đối với Đài Bắc có mục đích làm
suy yếu lập trường của Bắc Kinh đối với đường 9 đoạn mà họ dùng từ năm 1949 để
cho rằng hầu như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của mình.
Chính
phủ Tổng thống Mã Anh Cửu e rằng việc 'làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn' sẽ gây
ra một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.
Chính
phủ Tổng thống Mã Anh Cửu e rằng việc 'làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn' sẽ gây
ra một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.
Giáo sư Trần Nhất Tân nói rằng Đài Loan không thể thỏa mãn yêu cầu của Mỹ vì họ e rằng làm như thế sẽ gây phương hại cho mối quan hệ hài hòa giữa hai bờ eo biển Đài Loan và tạo ra rất nhiều vấn đề chính trị vì Đài Loan sẽ phải tu chính hiến pháp.
Ông
Tôn Dương Minh, Phó Chủ tịch Quỹ Viễn cảnh Giao Lưu Đài Loan-Trung Quốc, cũng
tán đồng nhận định đó. Ông nói rằng việc thỏa mãn đòi hỏi mà Hoa Kỳ đã 2 lần
đưa ra trong 3 tháng vừa qua là rất nguy hiểm, vì Đài Loan sẽ phải tu chính
hiến pháp, xác định lại đường biên giới của Trung hoa Dân quốc; và như thế có
thể bị diễn giải là một hành động tuyên bố Đài Loan độc lập trên pháp lý, làm
phát sinh rất nhiều vấn đề chính trị phức tạp.
Vào
cuối năm năm 1947, Trung Quốc, với quốc hiệu lúc đó là Trung Hoa Dân Quốc và do
chính phủ Quốc Dân Đảng lãnh đạo, đã vẽ đường 11 đoạn trên biển Đông, gọi đó là
quốc giới. Tháng 2 năm 1948, bản đồ lưỡi bò xuất hiện công khai lần đầu tiên
với bốn nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.
Trong 4 quần đảo này, quần đảo vốn có tên Nam Sa được đổi thành Trung Sa và
quần đảo Đoàn Sa được đổi thành Nam Sa.
Việt Nam gọi Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa và cũng dựa trên các yếu tố lịch sử và pháp lý để tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình.
Việt Nam gọi Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa và cũng dựa trên các yếu tố lịch sử và pháp lý để tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình.
Việt
Nam gọi Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa và cũng dựa trên các yếu tố
lịch sử và pháp lý để tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Việt
Nam gọi Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa và cũng dựa trên các yếu tố
lịch sử và pháp lý để tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Trong khi đó, các nước khác ở Đông Nam Á, trong đó có Philippines, Malaysia, Brunei và mới đây là Indonesia, cũng có yêu sách chủ quyền đối với các quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa và Nam Sa.
Từ
khi công bố đường lưỡi bò tới nay, Đài Loan và Trung Quốc chưa bao giờ nói rõ ý
nghĩa của ranh giới đó là gì, dù hai chính phủ ở Đài Bắc và Bắc Kinh đã có
nhiều hành động trên thực tế trong ranh giới này. Theo Bách Khoa Mở Trung Quốc,
có 4 cách giải thích về ý nghĩa pháp lý của đường 9 đoạn: (1) đó là đường ranh
giới quốc gia hay quốc giới: có nghĩa là các đảo và vùng biển bên trong lằn
ranh là lãnh thổ của Trung Quốc và khu vực bên ngoài lằn ranh là thuộc về các
nước khác hoặc là hải phận quốc tế; (2) đó là vùng biển lịch sử: Trung Quốc có
quyền lợi lịch sử đối với tất cả các đảo và vùng biển bên trong lằn ranh; (3)
đó lằn ranh trên biển, với các đảo trong lằn ranh thuộc chủ quyền Trung Quốc và
Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với vùng biển và tài nguyên dưới đáy biển
không thuộc vùng nội thủy bên trong lằn ranh; và (4) đó là đường ranh phạm vi
các đảo, với các đảo bên trong lằn ranh và vùng biển lân cận là một phần lãnh
thổ Trung Quốc, do Trung Quốc quản hạt và kiểm soát.
Chẳng những các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và Đài Loan phản đối và bác bỏ đường 9 đoạn, nhiều nước khác trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, cũng không ngớt Trung Quốc yêu cầu làm rõ ý nghĩa của đường ranh mà chính các chuyên gia công pháp quốc tế của Bắc Kinh và Đài Bắc cũng không thống nhất ý kiến với nhau.
Chẳng những các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và Đài Loan phản đối và bác bỏ đường 9 đoạn, nhiều nước khác trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, cũng không ngớt Trung Quốc yêu cầu làm rõ ý nghĩa của đường ranh mà chính các chuyên gia công pháp quốc tế của Bắc Kinh và Đài Bắc cũng không thống nhất ý kiến với nhau.
Tại
một cuộc họp hôm 17 tháng 5 ở Đài Bắc, cựu dân biểu Lâm Trọc Thủy của Đảng Dân
Tiến cho biết ngay cả các học giả về công pháp quốc tế của Quốc Dân Đảng cũng
cho rằng các qui định của luật pháp quốc tế và luật biển hiện nay đều vô cùng
bất lợi cho yêu sách về “vùng biển lịch sử”. Một học giả khác của Trung Quốc,
ông Lý Lệnh Hoa, cũng cho rằng đường chín đoạn không có kinh độ, vĩ độ cụ thể,
cũng chẳng có căn cứ pháp lý.
Bắc
Kinh cho rằng hầu như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của mình.
Bắc Kinh cho rằng hầu
như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của mình.
Ông Lâm Trọc Thủy, lý thuyết gia nòng cốt của phong trào đòi Đài Loan tách khỏi Trung Quốc để độc lập, nói rằng đường lưỡi bò không hề có trong lịch sử Trung Quốc trước đây mà thật ra là bắt nguồn từ Quần đảo Tân Nam mà Nhật Bản tuyên bố đòi chủ quyền từ năm 1939 và đặt dưới sự quản hạt của huyện Cao Hùng ở Đài Loan, khi đó là một phần lãnh thổ của Đế quốc Nhật. Ông Lâm nói rằng sau khi Nhật Bản bị đánh bại trong thế chiến thứ hai, chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch mới thừa hưởng quần đảo mà Nhật Bản gọi là Shinnangunto và xem đó là vùng biển của Trung Quốc.
Ông
Lâm Trọc Thủy cũng cho rằng Trung Quốc có thể tranh giành chủ quyền quần đảo
“Tây Sa” (Hoàng Sa), nhưng không thể đòi chủ quyền đối với quần đảo “Nam Sa”
(Trường Sa); và đó chính là lý do tại sao Bắc Kinh cực lực phản đối việc
Philippines đưa vụ tranh chấp biển đảo này ra trước tòa án trọng tài quốc tế.
Cũng
tại cuộc họp báo ở Đài Bắc, một học giả Đài Loan cho rằng chính quyền Tưởng
Giới Thạch đã làm bừa khi đưa quân đến chiếm đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba
Bình) ở “Nam Sa”. Tiến sĩ Hứa Văn Đường, thuộc Ban Nghiên cứu Lịch sử Cận đại
của Viện Nghiên cứu Trung ương (Academia Sinica) của Đài Loan, cho biết tại Hòa
hội Cựu Kim Sơn năm 1951, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ Shinnangunto nhưng không nói
là từ bỏ cho nước nào. Thế mà Đài Loan vào năm 1956 đã đưa quân đến chiếm hòn
đảo “Thái Bình”, nơi mà ông nói không phải là ngư trường truyền thống của ngư dân
Đài Loan.
Ông
Hứa Văn Đường cũng tiết lộ là sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, quân đội của
Tưởng Giới Thạch đã “tiện thể” tiếp thu Quần đảo Tân Nam từ tay Nhật Bản, nhưng
lại không biết quần đảo này ở đâu, nên phải chạy tới Bộ Tư lệnh Mỹ ở Philippines
để mượn bản đồ. Nhà sử học Đài Loan này nói rằng nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là
Nam Sa thật ra là nằm trong khu vực của nhóm đảo mà hiện nay có tên là Trung
Sa.
Nhận định của Lý Hiển Long, nhờ làm thủ tướng và đang cầm quyền Singapore. Nhận định của ông theo dõi sát tình hình biển Đông; nhưng thực thể chằng có ai biết được mô thức của Trung quốc cũng như mô thức của Hoa kỳ dẩn tới tương lai.
Dù hai bên có mô thức nào nữa, mục tiêu cố định bao giở cũng
lả "survival".
Cũng như Anh quốc, vấn để trao đổi xuyên quốc gia là cốt lõi
sống còn của Anh quốc; nếu như mất nó Anh quốc không tồn tại. Singapore dựng ra
trong đất Mã Lai mà ông Lý Quang Diệu coi như người có công qua bàn tay
phù thủy của Anh quốc.
Mục đích Singapore lập ra, chủ đích mà Anh
quốc dự tính là thay thế Hong Kong sau này cần trả lại cho Trung quốc.
Mời quí vị đọc tin dưới đây để có một khái niệm con người
của Lỳ Hiển Long, thừa kế Lý Quang Diệu, người đã hộ trợ xâu dựng tỉnh Bính
Dương, nơi dung thân của di dân Hạ Cá, một sắc tộc của TQ. Di dân Hạ Cá tại
Bình Dương vốn có quan hệ đồng hương cố hữu với Lý Quang Diệu qua người cha
từng di sang ờ VN trước khi rới làm công nhân cho đồn điến trồng mía của thực
dân Anh tại Mã Lai, tức Singapore ngày nay.
KL
Thủ
tướng Singapore: “Châu Á yên hay sóng gió là do Trung, Mỹ, Nhật"
Hôm
22/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã vẽ ra 2 kịch bản mà châu Á có thể đối
mặt trong 2 thập kỉ tới. Một là hòa bình; hai là chia rẽ. Theo ông, kịch bản
nào sẽ xảy ra phụ thuộc vào Mỹ, Nhật và Trung Quốc.
Theo hãng tin AFP, phát biểu tại Hội nghị quốc tế “Tương lai châu Á” lần thứ 20 do báo Nikkei tổ chức tại Tokyo, ông Lý nhấn mạnh rằng cách thức tương tác của 3 nước chủ chốt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản sẽ định hình tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Lý cho rằng, cho tới năm 2034, Mỹ sẽ tiếp tục là siêu cường số một của thế giới, còn Nhật Bản vẫn sẽ là “một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với sức mạnh to lớn về khoa học và công nghệ" . Nhưng "sự thay đổi lớn nhất đối với châu Á trong 20 năm tới sẽ là sự tăng trưởng và ảnh hưởng của Trung Quốc".
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Kịch
bản 1: Một châu Á hòa bình, cùng chia sẻ lợi ích
Theo
ông Lý, bối cảnh chiến lược mới ở châu Á sẽ phụ thuộc vào sự tương tác của Mỹ,
Nhật và Trung Quốc. Nếu mối quan hệ Mỹ - Trung được tăng cường và nền kinh kinh
tế Nhật Bản phục hồi, châu Á sẽ hòa bình và ổn định
Ông
nói: "Một kịch bản có thể xảy ra là châu Á vẫn hòa bình, hợp tác cùng có
lợi, cạnh tranh một cách hòa bình. Một môi trường chiến lược ổn định sẽ giúp
nuôi dưỡng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực. Sự hỗ trợ lẫn nhau lớn hơn về
kinh tế sẽ nâng cao mức sống cho tất cả mọi người, và đóng góp vào nền hòa bình
của khu vực”.
Trong
kịch bản này, các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có
thể " tăng cường hợp tác và hội nhập".
Kịch
bản 2: Một châu Á chia rẽ và bè phái
Tuy
nhiên, nếu sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc dẫn đến mất cân bằng trong
khu vực và trong trục Mỹ - Trung, Châu Á sẽ phải chịu một viễn cảnh khác, một
viễn cảnh không tốt đẹp, với những căng thẳng và tranh chấp. Ông Lý đã dẫn ví
dụ về những sự cố gần đây ở Biển Đông, biển Hoa Đông.
Trong
kịch bản này, các quốc gia ASEAN sẽ buộc phải lựa chọn giữa các bên, và Đông
Nam Á trở thành "chiến trường” của các siêu cường.
Ông
nói: “Môi trường chiến lược như vậy chắc chắn sẽ cản trở hội nhập kinh tế. Sẽ
có nhiều hơn các tranh chấp thương mại, các cuộc chiến tiền tệ. Kết quả là
thành công của một nước sẽ ít được chia sẻ cho các nước khác, nhiều va chạm và
tranh chấp hơn”.
"Tất
cả đều bị mất mát nếu kịch bản này xảy ra”.
Ông
Lý cho rằng, quan hệ Mỹ- Trung, mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên
thế giới", cũng là mối quan hệ dễ dàng bị vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu
một điểm nóng leo thang thành bạo lực.
Ngoài
ra, theo ông, tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc quyết định tương lai của châu Á. Ông cho rằng dù không có
chiến tranh, nhưng những thất bại trong việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo
Triều Tiên cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ.
Ông
Lý kết luận, 20 năm tới sẽ là một "cơ hội lịch sử " của châu Á .
PHẠM KHÁNH
(lược dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét