Một cuộc tuần hành ở Đồng Nai hôm 14/5 phản đối giàn khoan |
Gửi
đến BBC từ Paris
Sáng
Chủ Nhật 18/05/2014, một lực lượng công an và an ninh dày đặc đã được huy động
để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối Trung Qu ốc đưa giàn khoan vào
vùng biển Việt Nam.
Cảnh cũ tái diễn, những người biểu
tình lại bị kéo lê đi, quăng lên xe, bị bắt nhốt khi biểu tình ngoài đường, hay
đơn giản là bị nhốt trước tại gia.
Người biểu tình ở
Hà Nội cố bám trụ
để không bị lôi đi hôm 18/5
Các
hành động trên dập tắt mọi hy vọng rằng nhà nước Việt Nam sẽ nhẹ tay hơn với
các cuộc biểu tình khi một tuần trước, Chủ Nhật 11/5/2014, đã có vài nghìn
người xuống đường tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
Trước
sự xâm lấn của Trung Qu ốc
hiện nay, việc biểu tình ngoài góc độ cá nhân là giải tỏa nổi bất bình cho
người dân, còn có các tác dụng 'chính trị' là phát huy lòng yêu nước; vận động
nhân dân phản đối những hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Số
người biểu tình là một thước đo để người lãnh đạo căn cứ để hoạch định chính
sách. Và nếu nó rất lớn, số người biểu tình tự thân sẽ tạo nên tiếng vang thu
hút sự chú ý của quốc tế.
Với
mức độ nghiêm trọng của vấn đề và sự bức xúc của người Việt Nam hiện tại, con
số người biểu tình có thể rất lớn. Điều này có lợi cho nhà nước và dân tộc Việt
Nam trong việc khẳng định chủ quyền, phản ứng với Trung Qu ốc và tranh thủ ủng hộ của thế
giới.
"Việt Nam sẽ kiên định con đường ngoại giao để
bảo vệ lợi ích chính đáng của mình"
Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam
Tuy
nhiên với lựa chọn bóp chết các cuộc biểu tình, nhà nước Việt Nam một lần nữa
thể hiện sự không quan tâm đến việc sử dụng một sức mạnh của nhân dân.
Không
cho biểu tình trong nước là cách làm hỏng lời kêu gọi của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Trong
khi đó trên khắp thế giới, từ Nhật đến Mỹ, từ Warsaw đến Berlin, liên tiếp
nhiều cuộc biểu tình của người Việt phản đối Trung Qu ốc liên tiếp diễn ra.
Tất
cả đều được báo chí trong nước đăng tin, ghi âm, ghi hình và tán thưởng nhiệt
liệt như một hình thức kêu gọi sự quan tâm của thế giới.
Thật
chua chát khi người Việt biểu tình ở nước ngoài được báo chí Việt Nam ca ngợi,
trong khi cũng người thân, đồng đội của họ biểu tình ở Việt Nam, cũng ôn hòa,
cũng cờ đỏ sao vàng thôi, lại bị chia cắt, bắt bớ, và bị gán cho các danh hiệu
như bị kích động, nhận tiền để biểu tình.
Sự
khác biệt trong cách đối xử này chắc chắn sẽ không lọt khỏi mắt báo chí và ngôn
luận quốc tế. Khó có thể kêu gọi bạn bè quốc tế ủng hộ chính nghĩa Việt Nam
trên Biển Đông, ủng hộ sự công bằng cho Việt Nam trong khi bản thân nhà nước
Việt Nam đã không chút công bằng trong đối xử với người dân họ.
Làm
sao các cuộc biểu tình ở nước ngoài có thể kêu gọi thế giới ủng hộ những giá
trị tốt đẹp của nhân loại như hòa bình, tôn trọng DOC, UNCLOS 1982, khi cùng
xuất hiện trên trang báo là những hình khiêng người quăng lên xe, là bắt bớ hay
giam nhốt tại gia người biểu tình trong nước ?
Tận
dụng sự cố
Một
lần nữa vấn đề an ninh được đặt lên trên quyền được biểu lộ thái độ một cách ôn
hòa. Có vẻ những sự cố vừa qua ở Bình Dương và Hà Tĩnh được tận dụng để ngăn
chặn biểu tình, nhưng nguyên nhân của nó thì ít được giải thích và giải quyết
thấu đáo.
Một
điều chắc chắn là các sự cố vừa qua không chỉ là kết quả của sự phản đối giàn
khoan Hải Dương 981, mà một phần còn là hệ quả tất yếu của một sự căng thẳng
xã hội bắt nguồn từ đời sống người công nhân, từ mối quan hệ giữa công nhân
Việt Nam và Trung Qu ốc,
với mật độ tập trung cao hơn bình thường (ở Hà Tĩnh).
Để
các sự cố đó diễn ra, trách nhiệm không nhỏ thuộc về nhà nước Việt Nam. Sự vụ ở
Hà Tĩnh cho thấy căng thẳng với Trung Qu ốc
và căng thẳng xã hội là hai yếu tố đan xen với nhau và chỉ chờ ngày bùng nổ.
Cần
không gian dân sự
Việt
Nam đang cần một không gian dân sự hiệu quả để kết nối và làm lớp đệm giữa
người dân và tầng lớp lãnh đạo.
Một
mạng lưới các tổ chức dân sự với sự tham gia của giới tinh hoa là điều kiện cần
để góp phần làm giảm nhiệt các bức xúc, căng thẳng xã hội và chính trị.
Ví
dụ như việc biểu tình phản đối Trung Qu ốc
khi được thực hiện bởi một số đông người, và trong thời gian dài, có thể gây
nên những căng thẳng nội tại, giữa các cộng đồng với nhau hoặc giữa người dân
và nhà nước.
Với
sự có mặt của các không gian dân sự, các bức xúc sẽ được cụ thể hóa thành những
yêu cầu, tuyên bố mang tính đại diện ; căng thẳng sẽ phần nào hạ nhiệt, giải
pháp tốt sẽ nhiều khả năng xuất hiện.
Thật
ra cũng đã có những không gian dân sự như vậy tồn tại bên lề trái, một cách gọi
để phân biệt với lề phải là không gian của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Không
gian dân sự lề trái thường bị cấm đoán, nhiều khi bị chụp mũ phản động, và
không được lắng nghe.
Tuy
nhiên, càng bị cấm đoán, không gian này càng phát triển, càng đại diện cho ngày
càng nhiều người, và can dự vào tất cả các vấn đề của Việt Nam.
Một
ví dụ cơ bản, việc kiện Trung Qu ốc
ra tòa án quốc tế là câu chuyện đã được nêu lên trước và trong vụ HD981 trên
nhiều nhiều bài báo, phân tích trong không gian 'lề trái'.
Người Việt ở Ba
Lan trả lời báo chí nước sở tại về Biển Đông
Vậy
mà khi được hỏi về điều này mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu,
"Việc đưa nhau ra tòa giống như bát nước đổ đi, lấy lại sẽ rất khó. Vì
vậy, Việt Nam sẽ kiên định con đường ngoại giao để bảo vệ lợi ích chính đáng
của mình. "
Việc
một lãnh đạo Việt Nam có quan niệm như vậy về việc đưa Trung Qu ốc ra tòa cho thấy khoảng cách lớn
về nhận thức giữa ông và không gian dân sự lề trái, hay nói cách khác giữa lãnh
đạo và người dân.
Vì
đã nhiều người chỉ ra việc kiên định con đường ngoại giao với Trung Qu ốc chỉ đi đến ngõ cụt vì họ không
chấp nhận có đàm phán về chủ quyền Hoàng Sa, vì đường chữ U, vì tham vọng của
họ rõ ràng từ bao lâu nay và họ đang tiến lên từng ngày một.
Mặt
khác Trung Qu ốc, với cách
hành xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam, đối với những chiến sĩ Việt Nam
năm 1974, 1988, và nhiều việc khác, khó có thể xứng đáng với cách nói 'bát nước
đổ đi, lấy lại sẽ rất khó'.
"Lãnh đạo Việt Nam muốn lấy lại cái gì từ bát
nước tình cảm đó khi giàn khoan Hải Dương 981 đang khoan vào vùng biển
Việt Nam?"
Lãnh
đạo Việt Nam muốn lấy lại cái gì từ bát nước tình cảm đó khi giàn khoan Hải
Dương 981, hộ tống với máy bay và tàu chiến, đang khoan vào vùng biển Việt Nam?
Việc
lãnh đạo Việt Nam, đến ngày nay còn có một sự ngần ngại đối với lựa chọn ra tòa
cho thấy việc ra tòa trước đây đã bị nhạy cảm hóa, và cấm kỵ hóa đến độ nào.
Điều này dĩ nhiên đã ngăn cản giới trí thức và tinh hoa của xã hội thật sự
tranh luận và tìm kiếm giải pháp cho Việt Nam.
Làm
như vậy, nhà nước Việt Nam đã không tận dụng được sức mạnh của toàn xã hội mà
không gian lề trái đại diện.
Điều
này không có lợi cho nhà nước Việt Nam hiện tại, và nhất là có hại cho tương
lai của Việt Nam.
Tóm
lại, bằng cách đặt từng người dân đi biểu tình và cả giới tinh hoa, những đại
diện dân sự lề trái, nhà nước Việt Nam có nguy cơ đứng bên lề của cuộc đấu
tranh chống sự xâm lăng của Trung Qu ốc
và những công cuộc khác của Việt Nam. Họ phải thay đổi.
Bài
viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Trung Tĩnh , một trong
những người phát động ký tên vào 'Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Qu ốc ra tòa'.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét