Tổ hợp
tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của Trung Quốc
được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim
Tiếp
theo chương trình kỳ trước về khoản
nợ quá lớn hiện nay của
Trung Quốc, kỳ này, chúng ta sẽ tìm
hiểu về những biện pháp
giải quyết của lãnh đạo
Bắc Kinh qua một số sáng kiến
vừa được ban hành hôm Thứ Năm 14 vừa
rồi, Xin quý thính giả theo dõi cuộc
phỏng vấn của Nguyên Lam về
vấn đề này với chuyên gia kinh tế
Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên
Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông,
trong tuần qua, các thị trường tài
chính trên thế giới đều theo dõi một
số biện pháp của nhà cầm
quyền Bắc Kinh nhằm giải
quyết vấn đề cực kỳ
phức tạp là khối nợ quá
lớn hiện nay của nền
kinh tế. Khi theo dõi thì người ta thấy
trước hết, hôm Thứ Năm 14 vừa
qua, Chính quyền Bắc Kinh cho biết rằng
đến Tháng Chín này thì họ sẽ hoàn tất
bước đầu của một kế
hoạch gọi là đảo nợ cho
các chính quyền địa phương. Qua hôm sau Thứ
Sáu 15, thì Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương lại
ra chỉ thị là các cơ quan tài chính phải
tiếp tục tài trợ các dự
án bị lỗ lã ở địa
phương trong khi tiến hành biện pháo đảo
nợ. Thưa ông, trước loại tin dồn
dập như vậy, dư luận bên ngoài chú ý
đến ba chuyện là số tiền
nợ, là chính quyền địa phương và thứ
ba là việc đảo nợ. Ý nghĩa của
các động thái này là gì?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Tôi xin trước hết nói về bối cảnh của cả vấn đề rộng lớn và phức tạp
mà chương trình của chúng ta đã đề cập vào tuần trước, là chuyện nợ nần.
- Một
là Trung Quốc hiện mắc nợ rất cao mà tới cỡ nào thì khó ai biết, kể cả các cơ
quan hữu trách, từ Bộ Tài chính tới Ngân hàng Nhà nước hay các Ủy ban kiểm soát
của đảng. Khi nói về tiền nợ, ta dùng đơn vị là tỷ bạc, là nghìn triệu, nhưng
khi con số lên tới ngàn tỷ, là triệu triệu, thì mình có thể mất luôn khái niệm.
Thí dụ như tổng số nợ hiện nay của Trung Quốc được tổ hợp tư vấn McKinsey ước
lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng của xứ này được tính là khoảng
10 ngàn tỷ đô la thì mình quy ra tổng số nợ phải ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim, một
con số ít ai mường tượng là lớn cỡ nào.
- Thứ
hai là khi phân giải tổng số nợ thì ta có thêm vài chi tiết rắc rối khác. Theo
lối thông dụng, người ta xếp loại nợ của từng chủ thể đi vay, như chính quyền
trung ương nợ quãng hai ngàn 100 tỷ, các doanh nghiệp nợ gần 17 ngàn tỷ, các tổ
chức tài chính nợ gần hai ngàn tỷ, xấp xỉ với nợ của nhà nước trung ương, các hộ
gia đình thì nợ 280 tỷ và chính quyền địa phương nợ 190 tỷ. Đấy là con số do tờ Financial Times của
Anh tính ra.
Tổng số nợ hiện nay của Trung Quốc
được tổ hợp tư vấn McKinsey ước lượng cỡ 282% của Tổng sản lượng, mà sản lượng
của xứ này được tính là khoảng 10 ngàn tỷ đô la thì mình quy ra tổng số nợ phải
ở mức 28 ngàn 200 tỷ Mỹ kim, một con số ít ai mường tượng là lớn cỡ nào
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Nhưng ngoài ra còn có loại nợ đặc
biệt là của cả vạn “cơ sở tài trợ chính quyền địa phương”, quốc tế gọi là Local
Government Financing Vehicles, viết tắt là LGFV. Số nợ của các cơ sở này
lên tới ba ngàn 500 tỷ đô la. Khi nghe nói về
khoản nợ của chính quyền địa phương thì ta nên nhớ rằng đấy không là 190 tỷ đô
la mà là ba ngàn 500 tỷ của các cơ sở tài trợ LGFV này. Biện pháp đảo nợ được
nói tới chính là liên hệ đến các cơ sở ấy và ba ngàn 500 tỷ là nhiều lắm!
Nguyên Lâm: Có lẽ ông đang đi từng bước để thính
giả của chúng ta có cái nhìn toàn cảnh đã, thế thì các cơ sở tài trợ chính quyền
địa phương này là gì mà mắc nợ nhiều như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đây là một đặc điểm của kinh tế
xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa.
- Vì luật ngân sách từ năm 1994 của
Trung Quốc không cho chính quyền địa phương đi vay dưới hình thức phát hành
trái phiếu, là bán giấy nợ lấy tiền về xài, mà các địa phương đều phải thi đua
thực hiện những dự án quy mô trong mục tiêu tạo ra công ăn việc làm để địa
phương khỏi bị loạn, họ bèn phát huy sáng kiến là lập ra công ty đầu tư. Đấy là
các cơ sở tài trợ chính quyền địa phương mình đang nói. Các công ty này vay của
ai? Của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại địa phương.
- Nghĩa là chúng ta có các công ty đầu
tư thực ra là quốc doanh, của nhà nước ở địa phương, đi vay các ngân hàng và tổ
chức tín dụng chủ yếu cũng của nhà nước ở địa phương, để thực hiện các công
trình xây dựng hạ tầng hay dự án địa ốc nhà cửa, trên đất đai cũng do nhà nước
địa phương quản lý và phân bố. Nói vắn tắt thì tay mặt của nhà nước vay tay
trái của nhà nước và thế chấp bằng đất đai cũng của nhà nước ở cấp địa phương.
Và đảng viên cán bộ của nhà nước ở địa phương thì có thể làm giàu trong quy
trình làm ăn đó.
Nguyên Lâm: Thưa ông, thế Chính quyền trung
ương có biết việc ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dĩ nhiên là biết mà thấy rằng đấy
là sáng kiến hay, vì giải quyết yêu cầu tài trợ ngân sách địa phương và tạo ra
các công trình như cầu đường, thiết lộ, phi trường, cao ốc, v.v… được tính vào
sản lượng nên đưa tới những con số tăng trưởng ngoạn mục. Khi thế giới bị tổng
suy trầm vào năm 2008-2009, lãnh đạo Bắc Kinh đã quyết định tăng chi và bơm tín
dụng để kích thích kinh tế thì địa phương càng ra sức hoạt động với các công ty
đầu tư ráo riết đi vay thêm.
-Họ lấy rủi ro lớn vì quản lý dở
nhưng vẫn yên tâm là mọi thứ đều lên giá, bản thân thì có lời và địa phương sẽ
dư tiền hoàn trái, trả nợ. Thật ra họ bị thiếu thanh khoản và khó trả được nợ
trong khi các dự án hoành tráng kia chỉ là những cơ sở ế ẩm. Bây giờ thì làm
sao trung ương giải quyết số nợ của các công ty đầu tư địa phương này khi nó đã
tăng vọt mà kinh tế địa phương lại trì trệ và cần sản xuất để tạo ra việc làm
cho cư dân?
Nói vắn tắt thì tay mặt của nhà nước
vay tay trái của nhà nước và thế chấp bằng đất đai cũng của nhà nước ở cấp địa
phương. Và đảng viên cán bộ của nhà nước ở địa phương thì có thể làm giàu trong
quy trình làm ăn đó
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lâm: Tuần qua, khi Bắc Kinh thông báo là
cho các chính quyền địa phương được đảo nợ thì đấy có phải là biện pháp giải
quyết không? Và thưa ông, cụ thể thì họ tiến hành ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhớ rằng khoản nợ của
các địa phương đã tăng vọt, lên tới ba ngàn 500 tỷ và có khi còn cao hơn nữa,
mà địa phương lại hết tiền hoàn tất các dự án dở dang.
Các nhà đầu tư Trung Quốc nhìn lo lắng
khi họ nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây
cho giá xuống) tại trung tâm môi giới chứng khoán tỉnh An Huy miền đông Trung
Quốc, ngày 15 tháng 5 2015.
- Thế rồi Bắc Kinh loan báo là từ
nay đến Tháng Chín, các địa phương được phát hành trái phiếu có hạn kỳ dài hơn
với phân lời thấp hơn để hoàn trả các ngân hàng ở địa phương. Nghĩa là nợ tín dụng
ngân hàng được thay thế bằng trái phiếu với điều kiện dễ thở hơn cho các công
ty đầu tư của địa phương. Nhưng đây là biện pháp có giới hạn vì thu gọn vào một
ngân khoản tương đương với 160 tỷ đô la so với núi nợ là ba ngàn 500 tỷ, tức là
chưa bằng 5%.
Nguyên Lâm: Hồi nãy ông vừa nói rằng trước kia
Chính quyền Trung Quốc tại trung ương không cho các địa phương được quyền phát
hành trái phiếu. Bây giờ thì phải chăng là họ đã đổi ý nên mới có biện pháp
phát hành trái phiếu để đổi nợ ngân hàng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi này mới dẫn chúng ta qua một
chuyện kinh hoàng khác.
- Trước hết, ta không quên rằng
Trung Quốc là xứ rất rộng mà không áp dụng thể chế liên bang để phân định quyền
hạn giữa trung ương với các địa phương một cách ổn định. Vì vậy, họ vẫn gặp bài
toán ngàn đời là mâu thuẫn và tranh đoạt ảnh hưởng giữa trung ương với các địa
phương, và giữa các địa phương với nhau. Thật ra, chế độ cộng sản ngày nay cũng
không khác.
- Lãnh đạo tại trung ương không muốn
các địa phương có quá nhiều quyền hạn nên cấm địa phương phát hành trái phiếu
và gom nhu cầu tài trợ vào một số ngân hàng của nhà nước cùng các chi nhánh ở
dưới để gián tiếp kiểm soát địa phương. Khi thế giới bị tổng suy trầm thì giải
pháp tài trợ các công ty đầu tư của địa phương cũng phù hợp với ý hướng kiểm
soát ấy. Và quả thật là khi ngân sách địa phương chiếm tới hơn 80% của ngân
sách toàn quốc thì các công ty đầu tư này có giải quyết được một phần của yêu cầu
tài trợ. Nhưng khi các công ty đầu tư của địa phương bành trướng hoạt động và mắc
nợ quá nhiều thì trung ương can thiệp và khóa bớt vòi tài trợ của các ngân hàng
nhà nước ở địa phương. Hậu quả bất ngờ là đà gia tăng của “ngân hàng chui”, “shadow banking”.
Nguyên La: Chúng ta lại bước qua một vấn đề
khác trong cái mối làm ăn trồng chéo này. Thưa ông, hiện tượng ông gọi là “ngân
hàng chui” đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong mọi xã hội, khi người ta
không có điều kiện đi vay ngân hàng thì phải tìm nguồn tài trợ khác, với tiền lời
cắt cổ và rủi ro rất cao. Sự sáng tạo tại Trung Quốc là lập ra các cơ sở đầu tư
có danh nghĩa là “quản lý tài sản” để đi vay các ngân hàng vẫn của nhà nước,
nhưng là vay ngoài biên chế, ngoại ngạch, và không có sổ sách. Hình thái ngân
hàng chui này có nhiều rủi ro nhưng giải quyết yêu cầu tài trợ của các địa
phương và lại đẻ ra một núi nợ khác.
- Người ta dự toán rằng từ 30 đến
40% khoản dư nợ của các ngân hàng là loại rủi ro đó, tức là có thể lên tới từ 600 tới 800 tỷ đô la trong số ba ngàn 500 tỷ của
các công ty đầu tư. Do đó từ năm 2013 trung ương lại phải can thiệp để hạn chế
hình thái tài trợ bất thường này. Cũng vì vậy một phần mà trái bóng đầu cơ địa ốc
mới xì và kinh tế bắt đầu suy trầm từ năm 2014.
- Bây giờ trung ương mới phải giải
quyết bài toán nợ nần có quá nhiều mặt này. Biện pháp cho phép các chính quyền
địa phương phát hành trái phiếu nhắm vào mục tiêu đó. Nghĩa là các địa phương
được thêm quyền đi vay để giảm bớt sức ép và rủi ro mất nợ cho hệ thống ngân
hàng của nhà nước. Biện pháp ấy cũng bắt các địa phương phải tính toán cẩn thận
hơn khi đi vay tiền.
Trung Quốc là xứ rất rộng mà không
áp dụng thể chế liên bang để phân định quyền hạn giữa trung ương với các địa
phương một cách ổn định. Vì vậy, họ vẫn gặp bài toán ngàn đời là mâu thuẫn và
tranh đoạt ảnh hưởng giữa trung ương với các địa phương, và giữa các địa phương
với nhau
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lâm: Nhưng thưa ông, phải chăng là quyết
định này cũng cho các địa phương có khả năng linh động về ngân sách, về việc
chi thu mà vẫn không giải quyết được bài toán nợ nần của cả nước? Họ mới chỉ đổi
nợ mắc bằng nợ rẻ và thử nghiệm một dự án đảo nợ chỉ có 160 tỷ thôi?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy, việc trả
nợ vẫn chưa bắt đầu và ngay hôm sau là Thứ Sáu 15 thì các địa phương còn được
chỉ thị là tiếp tục tài trợ các dự án lỗ lã mà chưa hoàn tất ở địa phương. Qua
chuyện này người ta mới thấy ra những lúng túng của lãnh đạo Trung Quốc với bài
toán đa diện và quá nan giải này.
- Nói tiếp về biện pháp cho địa
phương đảo nợ thì khi nhận về trái phiếu có phân lời thấp và kỳ hạn dài, các
ngân hàng thương mại có thể thế chấp trái phiếu với ngân hàng trung ương để được
tái tài trợ với lãi suất rẻ hơn. Đấy là một hình thức gián tiếp xóa nợ của nhà
nước để các ngân hàng thương mại khỏi bị thiệt, nhưng hậu quả vẫn là sự xuất hiện
của một loại giấy nợ mới nếu các địa phương được tiếp tục phát hành trái phiếu
để giảm nợ. Với kinh nghiệm làm ăn và hiệu năng quản lý kém của các chính quyền
địa phương thì ta có thể kết luận là Trung Quốc vẫn còn mắc nợ với nhiều rủi ro
mới. Có lẽ sang năm thì mình có thể kiểm điểm lại dự đoán này.
- Chuyện thứ hai là trong khi đó
trung ương vẫn phải củng cố quyền lực đối với các địa phương và sẽ còn bị cưỡng
chống nữa, trong khi các chính quyền địa phương vẫn lại phát huy sáng kiến để mở
rộng khả năng giải quyết các vấn đề trong quản hạt của họ. Cuộc đấu tranh đó vẫn
tiếp tục.
- Trong khi ấy - và đây mới là chuyện
đáng nói nhất - khối nợ khổng lồ của các doanh nghiệp, trị giá gần 17 ngàn tỷ
đô la, tương đương với hơn 60% của tổng số tín dụng tồn đọng, vẫn còn nguyên và
chưa được giải quyết! Chúng ta sẽ có dịp trở lại bài toán vĩ đại này trong các
chương trình tới sau khi nhớ rằng dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh chỉ ở khoảng gần
bốn ngàn tỷ đô la mà thôi.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm
tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
NEN XEM
+ Dung, Dong Chi Noi!
+ Bà Dương Thu Hương Góp ý Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ 11
+ Lịch Sử Chính Xác Chủ Tịch Hồ Chí Minh
+ Ho
Chi Minh va phu nu
+
Dai Su VC Nguyen Xuan Viet nhu trum du dang
+ Nhan chung Mau Than 1968
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét